Ông Phạm Hồng Quang ký cho"Út trọc"xây trạm dừng nghỉ cao tốc do VEC quảnlý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời điểm ông Phạm Hồng Quang Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Cửu Long còn là Tổng Giám đôc VEC đã ký văn bản đồng ý đề xuất phương án đầu tư trạm dừng nghỉ Km41+100 thuộc dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây gửi tới Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn.
Như Dân Việt đã thông tin, Bộ GTVT kết luận về việc Tổng công ty Đầu tư phát triển cao tốc Việt Nam (VEC) chỉ định thầu 8 trạm dừng nghỉ trên 3 tuyến cao tốc. Trong đó, có một trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được chỉ định cho Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn của Đinh Ngọc Hệ (tức Út trọc).
Bộ GTVT xác định, sai sót trên được xác định từ việc Chủ tịch hội đồng thành viên VEC ký hợp đồng với các nhà đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ trên 3 tuyến cao tốc không thông qua đấu thầu.
 
Ông Phạm Hồng Quang nhận quyết định của Bộ GTVT.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, trước khi Công ty của “Út trọc” xây dựng trạm dừng nghỉ trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, vào năm 2014, thời điểm ông Phạm Hồng Quang vẫn còn ngồi ghế Phó Tổng Giám đốc VEC (hiện nay là Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Cửu Long) đã ký văn bản số 4621/VEC-QLKT đề xuất phương án đầu tư trạm dừng nghỉ Km41+100 thuộc dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây gửi tới Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn.
Để Công ty của “Út trọc” thực hiện đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ, văn bản do ông Phạm Hồng Quang ký nêu, VEC nhận được văn bản số 236/2014/CV-TS ngày 4.11.2014 của Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn về việc đầu từ trạm dựng nghỉ Km41+100 thuộc dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, sau khi xem xét có ý kiến như sau:
Đồng ý về nguyên tắc cho phép nhà đầu tư tham gia nghiên cứu đầu tư trạm dừng nghỉ Km41+100 thuộc dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Đồng thời, xây dựng phương án đầu tư trạm dừng nghỉ Km41+100 (bao gồm thiết kế tổng thể và phương án tài chính) trình VEC xem xét.
Cùng với đó, nhà đầu tư làm việc với VEC (phòng QLKT) để cung cấp các tài liệu liên quan về trạm dựng nghỉ nêu trên. Căn cứ các nội dung trên, VEC đề nghị Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn khẩn trương thực hiện đảm bảo tiến độ triển Khai dự án.
Để làm rõ các nội dung liên quan tới văn bản số 4621, PV Dân Việt đã liên hệ với ông Phạm Hồng Quang nhưng chỉ nhận được 1 câu trả lời ngắn gọn: “Hiện tại, mình đã chuyển công tác khỏi VEC từ lâu nên mình không có phát ngôn về cao tốc Long Thành – Dầu Giây”.
Được biết, trước khi về làm Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đầu tư phát triển & Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long, ông Phạm Hồng Quang đã có thâm niên công tác tại VEC. Đồng thời, ông Quang cũng liên quan và ký một số văn bản về một số dự án của Công ty “Út trọc” trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý.
Ngày 23.9.2016, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa về việc điều động ông Phạm Hồng Quang, Phó tổng giám đốc VEC làm quyền Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đầu tư phát triển & Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long.
Đến ngày 5.7 tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã triển khai Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Quang chính thức giữ chức Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý Hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) kể từ ngày 1.7.2017.
Thế Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Novaland thua lỗ kỷ lục

Tập đoàn Novaland thua lỗ kỷ lục

Năm 2024, Novaland lỗ kỷ lục hơn 6.412 tỷ đồng. Novaland cho biết, khoản lỗ trên phần lớn do trích lập dự phòng ở kỳ báo cáo bán niên theo quan điểm riêng của đơn vị kiểm toán liên quan đến tiền thuê, sử dụng đất phải nộp tính theo phương án giá đất năm 2017 của dự án Lakeview City.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

(GLO)- Khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được thực thi và nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm tại nước ngoài là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp tại Gia Lai còn thụ động, lúng túng trong vấn đề này.

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.