Ong mật có thể phát hiện SARS-CoV-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây, nhóm chuyên gia của Đại học Wageningen (Hà Lan) cho biết đã huấn luyện thành công những con ong mật (ảnh) vốn có khứu giác nhạy bén phát hiện được chính xác mẫu bệnh phẩm chứa SARS-CoV-2 (vi rút gây ra dịch Covid-19), tờ The Inquirer cho hay.

SHUTTERSTOCK
SHUTTERSTOCK


Theo đó, nghiên cứu được thực hiện trên hơn 150 con ong mật trong phòng thí nghiệm tại đại học này. Các chuyên gia tiến hành huấn luyện bằng cách cho ong uống dung dịch nước đường mỗi khi chúng tiếp xúc với mùi của một mẫu nhiễm Covid-19.

Ngược lại, khi ong tiếp xúc với mẫu không nhiễm bệnh, chúng sẽ không nhận được phần thưởng nước đường. Kết quả, sau thời gian huấn luyện, nhóm ong này đã có thể nhận biết chính xác mẫu bệnh phẩm chứa với SARS-CoV-2 chỉ trong vòng vài giây.

Đây là những con ong mật bình thường, được nhóm chuyên gia của Đại học Wageningen thu thập từ một hộ nuôi. Nghiên cứu này được đánh giá là khả quan và có thể giúp giảm bớt thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm Covid-19 (vốn mất từ vài giờ đến vài ngày) xuống chỉ còn vài giây trong tương lai.

Ong không phải là động vật đầu tiên cho thấy khả năng phát hiện được SARS-CoV-2 thông qua khứu giác. Hồi cuối tháng 4, Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã công bố một nghiên cứu cho thấy loài chó thông qua huấn luyện cũng có khả năng đánh hơi mẫu bệnh Covid-19 với độ chính xác lên đến 96%.

Theo Trà Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai: Nối thành công bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân

Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai: Nối thành công bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân

(GLO)- Sáng 9-5, tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai, đơn vị vừa tiếp nhận cấp cứu và phẫu thuật thành công nối lại bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Hiện bệnh nhân qua cơn nguy kịch, mạch máu ở bàn chân được nối đã tái thông, ấm hồng.

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.