'Ông đỡ' mát tay của... rùa biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Dù chẳng lương thưởng nhưng với tình yêu thiên nhiên và hơn hết là muốn bảo vệ loại động vật quý, những người đàn ông tình nguyện viên bảo vệ rùa biển xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) trở thành “bà đỡ” cho rùa. Trong đó có thể kể đến anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng (38 tuổi), thành viên trong Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải. Chẳng quản đêm hôm, cứ nhận được tin báo rùa đẻ anh Sáng lại tức tốc có mặt để hỗ trợ. Đến nay anh đã tận tay đỡ đẻ cho 5 cá thể rùa.

Thức canh rùa đẻ

Anh Sáng chia sẻ, thông thường từ tháng 4 đến cuối tháng 9 là thời điểm rùa lên bãi tìm nơi làm ổ trứng đẻ trứng, chủ yếu là loại rùa xanh (còn gọi là vích), ngư dân địa phương gọi là “đú”. Trước kia, dọc bãi biển của xã Nhơn Hải đều có dấu rùa lên đẻ, tuy nhiên hiện nay chỉ còn phát hiện rùa đẻ ở bãi biển của thôn Hải Đông.

Theo anh Sáng, rùa thường chọn những vị trí yên tĩnh, không ánh sáng để làm ổ đẻ trứng. Khi rùa bò lên tìm nơi đẻ trứng nếu thấy không an toàn thì chỉ bò loanh quanh, rồi tìm đường xuống biển. Hiện nay, cũng do một số yếu tố nên các ổ trứng rùa đẻ thường nằm sát mép biển, do vậy nguy cơ bị sóng đánh trôi rất cao.

Anh Sáng (ngoài cùng bên phải) cùng lực lượng chức năng trong một lần hỗ trợ rùa đẻ. Ảnh: NVCC

Anh Sáng (ngoài cùng bên phải) cùng lực lượng chức năng trong một lần hỗ trợ rùa đẻ. Ảnh: NVCC

Anh Sáng nhớ như in lần đầu đỡ đẻ cho rùa được 97 trứng. Cá thể rùa mẹ cân nặng khoảng 80kg, dài 98cm, được tổ công tác của xã Nhơn Hải phát hiện vào lúc 21 giờ ngày 29/6/2021, trong lúc đi kiểm tra tình hình phòng chống dịch COVID-19.

Cũng do vị trí ổ nằm sát mép nước nên sau đó anh đã đề xuất với UBND xã, Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản xã Nhơn Hải cho phép dời ổ trứng đến vị trí khác để bảo vệ. Thông qua sự kết nối hỗ trợ của Chi cục thủy sản tỉnh Bình Định với điều phối viên của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), qua ngày hôm sau ổ trứng rùa được di dời đến nơi an toàn và kết quả cũng ngoài sự mong đợi với tỷ lệ trứng nở đạt rất cao.

Những chú rùa con chui lên từ ổ sau hơn 50 ngày ấp. Ảnh: NVCC

Những chú rùa con chui lên từ ổ sau hơn 50 ngày ấp. Ảnh: NVCC

Một điều khá thú vị ở loài rùa được anh Sáng tìm hiểu và chia sẻ đó là, khi chúng được sinh ra ở đâu thì sau này sẽ tìm về chính nơi đó để đẻ trứng. Chu kỳ từ lúc sinh ra tới lúc tìm về đẻ có thể kéo dài đến hàng chục năm. Do vậy việc bắt gặp được rùa đẻ cũng rất hiếm nên hễ nghe tin báo có dấu vết rùa hoặc rùa lên bãi đẻ trứng thì anh Sáng lại tức tốc có mặt để hỗ trợ, bảo vệ.

Sau khi khảo sát được vị trí làm tổ, rùa mẹ sẽ dùng 2 chân sau để đào ổ, mỗi ổ đẻ sâu khoảng chừng 40cm. Điều đặc biệt, rùa thường đào nhiều hố để ngụy trang tránh ổ trứng bị tấn công. Khi đẻ xong, rùa mẹ hất cát lấp ổ giấu trứng xong mới trở về biển.

Theo anh quan sát, khung giờ rùa lên bờ tìm nơi làm tổ khoảng từ 19 đến 21 giờ, thời gian rùa đẻ trứng kéo dài 30 phút đến một tiếng, mỗi lần rùa đẻ từ 80-100 trứng. Quá trình hỗ trợ, bảo vệ cho rùa đẻ cũng rất tỉ mỉ, chu đáo và cũng cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị, có hôm công việc phải kéo dài đến tận sáng hôm sau.

Anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng. Ảnh: Trương Định

Anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng. Ảnh: Trương Định

“Sau khi canh cho rùa đẻ thì cũng phải bảo vệ cho rùa về lại biển, tránh để người dân hiếu kỳ lại xem khiến rùa nhát, sau này không dám lên đẻ nữa. Rồi cũng phải tìm hiểu, đánh giá nếu vị trí không an toàn thì phải di dời trứng đến vị trí khác để đảm bảo cho trứng nở đạt tỷ lệ cao”, anh Sáng nói đồng thời cho hay, trong năm nay tại khu vực bãi biển Hòn Khô cũng có dấu rùa lên đẻ, tuy nhiên do không được phát hiện để di dời lên cao nên trứng rùa bị sóng đánh trôi ra biển. Khi phát hiện đem về thì trứng gần như bị hỏng, không nở.

Hạnh phúc vỡ òa

Một kỷ niệm đáng nhớ và cũng là hạnh phúc nhất đối với anh Sáng đó chính là lần đầu tiên khi tham gia đỡ đẻ cho rùa và khoảng hai tháng sau anh nhận được tin báo trứng rùa đã nở.

Ông Nguyễn Ngọc Nam cho biết, hiện nay địa phương đã khoanh vùng bãi đẻ cho rùa tại mũi Cồn thuộc thôn Hải Đông với diện tích khoảng 1.000m2. Vào thời điểm rùa đẻ trứng, địa phương yêu cầu người dân hạn chế tập trung và cũng cấm tuyệt đối không được vào đào ổ. Từ khi đi vào hoạt động, đến nay, Tổ cộng đồng mang lại những kết quả rất tích cực, thông qua các hoạt động tuyên truyền ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, rạn san hô cũng như bảo vệ rùa biển… được nâng lên đáng kể.

“Hôm ấy, tôi đang ngồi ăn cơm tối thì có điện thoại gọi đến báo là trứng rùa đã nở. Tôi không kịp nghĩ gì nhiều, đứng dậy chạy tới đó luôn. Cảm giác như có gì đó thôi thúc, một niềm hạnh phúc rất khó tả. Có lẽ đây không chỉ là thành quả của công việc mà nó như là một sự chờ đợi với những đứa con của mình, chỉ muốn chạy đến ngay để nhìn mặt”, anh Sáng nhớ lại.

Theo anh Sáng, hiện nay ý thức của người dân trong việc bảo vệ rùa rất tốt, anh dẫn chứng việc những em nhỏ khi thấy rùa lên bãi thì cũng lập tức báo cho người lớn biết, rồi người dân cũng gọi điện cho anh hoặc Tổ cộng đồng để tới để bảo vệ.

Anh Sáng nói, không chỉ riêng việc đỡ đẻ cho rùa, ngay từ những công việc góp phần bảo vệ môi trường, thiên nhiên khác được lan tỏa, ý thức người dân cũng dần được tốt hơn. Anh dẫn chứng có những trường hợp người dân đi đánh lưới bắt được rùa cũng gọi anh tới để bàn giao và hỗ trợ thả về biển.

Hằng ngày, những lúc rảnh rỗi anh Sáng lại lên mạng tìm hiểu, để trau dồi thêm kiến thức trong việc quan sát dấu vết của rùa lên bờ đẻ trứng, xem cách đưa trứng đến nơi an toàn, cách ấp trứng cũng như việc thả những chú rùa con về biển như thế nào cho an toàn.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, kiêm Tổ trưởng Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản của xã cho hay, trong Tổ anh Sáng được giao phụ trách một số công việc, điển hình nhất là tham gia bảo vệ rạn san hô và hỗ trợ, bảo vệ rùa sinh sản. Việc này anh Sáng làm rất tích cực.

Riêng trong năm 2021, Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải đã tham gia bảo vệ 5 lượt rùa biển lên bãi biển mũi Cồn, thôn Hải Đông để đẻ trứng. Kết quả có 3/5 ổ trứng đã nở thành công với tỉ lệ nở đạt 54%.

Có thể bạn quan tâm

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua khu vực Nam Định, Thái Bình chủ yếu được xây dựng trên khu vực đồng trũng, đất lầy nên việc thi công móng cọc có tính quyết định. Tổng chiều dài cọc ép xuống lòng đất tuyến Nam Định I - Phố Nối khoảng 500km tương đương chiều dài tuyến đường dây 500kV mạch 3.
Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Sự may mắn trong lúc đi viết phóng sự chỉ đến khi chính mình đã kiên trì, gắng sức đeo bám nhân vật. Nếu nản lòng, bạn có thể sẽ bỏ qua một câu chuyện ý nghĩa, một con người thú vị, truyền cảm hứng cho cộng đồng…
Kon Plông thức giấc

Kon Plông thức giấc

Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum với diện tích tự nhiên 137.000 ha. Dân số toàn huyện trên 27.850 người, chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ca Dong, Hre.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Bên cạnh màu áo cam của công nhân ngành điện, công trường đường dây 500kV mạch 3 thấp thoáng bóng áo xanh tình nguyện. Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, họ miệt mài tháo dỡ, di dời hàng trăm công trình nhà ở, cây cối, mở đường cho công tác kéo dây, đóng mạch.

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quản lý thi công và điều phối vật tư là những nhiệm vụ chính của Ban Tiền phương 3 trên tuyến Nam Định I - Phố Nối qua tỉnh Nam Định. Những ngày này, họ còn làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ ăn, ngủ cho hơn 40 đơn vị tăng cường để gấp rút hoàn thiện dự án. Đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Nam Định trở thành điểm nóng nhất trên toàn tuyến Quảng Trạch - Phố Nối.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Để hỗ trợ, tiếp sức lực lượng thi công đường điện 500kV mạch 3 qua địa bàn, những ngày qua tuổi trẻ Nghệ An đã chung sức, chung lòng đồng hành với đội ngũ thi công. Dù nắng, dù mưa, màu áo xanh tình nguyện vẫn có mặt tại các công trường để hỗ trợ, góp phần đưa dự án đường điện quốc gia sớm về đích.
Nón ngựa miền di sản

Nón ngựa miền di sản

Mấy trăm năm thịnh suy, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh, nhẹ nhàng ấy.