'Nước sôi lửa bỏng' ở Trung Đông, hàng loạt nước yêu cầu công dân đi gấp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày càng có nhiều lời kêu gọi khẩn cấp yêu cầu công dân nước ngoài rời khỏi Lebanon.

Đài CNN đưa tin Mỹ, Anh và Pháp nằm trong số các quốc gia kêu gọi công dân của họ rời khỏi Lebanon. Căng thẳng gia tăng trong khu vực làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Đại sứ quán Mỹ tại Lebanon kêu gọi công dân Mỹ đặt “bất kỳ vé nào có sẵn cho họ”. Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Lammy đề nghị công dân Anh “hãy rời đi ngay bây giờ”.

Những người ủng hộ Hamas và Hezbollah tổ chức biểu tình ở Lebanon hôm 2-8. Ảnh: Reuters

Những người ủng hộ Hamas và Hezbollah tổ chức biểu tình ở Lebanon hôm 2-8. Ảnh: Reuters

Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp yêu cầu công dân Pháp sắp xếp rời khỏi Lebanon “càng sớm càng tốt”.

Jordan và Ả Rập Saudi đã đưa ra cảnh báo tương tự với công dân của mình. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi những người không cần ở lại Lebanon hãy rời đi nhân lúc các chuyến bay thương mại vẫn hoạt động.

Các hãng hàng không bao gồm Air France, Lufthansa và Kuwait Airlines đã hủy các chuyến bay đến và đi từ Lebanon. Các hãng hàng không khác cũng chuyển hướng các chuyến bay ra khỏi quốc gia này.

Mỹ hôm 3-8 đã cử một nhóm tác chiến tàu sân bay, một phi đội máy bay chiến đấu và các tàu chiến bổ sung tới Trung Đông.

Phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer cho biết Mỹ và Israel đang chuẩn bị cho “mọi khả năng” sau khi Lầu Năm Góc gửi thêm khí tài quân sự.

Iran tuyên bố sẽ trả đũa Israel sau vụ ám sát thủ lĩnh chính trị Ismail Haniyeh của phong trào Hamas ở thủ đô Tehran hồi đầu tuần trước. Cái chết của ông Haniyeh xảy ra chỉ vài giờ sau cuộc tấn công của Israel vào thủ đô Beirut - Lebanon, giết chết chỉ huy quân sự cấp cao nhất của phong trào Hezbollah là Fu'ad Shukr.

Người ta cho rằng Hezbollah có thể đóng vai trò nổi bật trong bất kỳ hành động trả đũa nào lần này. Phong trào này đã tham gia vào các cuộc đấu súng hằng ngày với Israel thời gian qua.

Tại Israel, người dân đang tích trữ vật tư. Chính quyền TP Jerusalem khuyên mọi người “dọn dẹp và chuẩn bị các hầm tránh bom”, cảnh báo rằng họ phải đến được nơi trú ẩn trong vòng 90 giây.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant nói: “Nếu họ dám tấn công chúng tôi, họ sẽ phải trả giá đắt”. Quân đội Israel hôm 4-8 nói rằng họ vẫn không có gì thay đổi trong chính sách bảo vệ dân thường.

Theo chuẩn đô đốc Daniel Hagari, Bộ Tư lệnh Mặt trận Nội địa Israel đã triển khai một hệ thống mới để cảnh báo người dân trong trường hợp khẩn cấp. Cảnh báo sẽ được gửi đến điện thoại di động trong khu vực bị đe dọa.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Vua Abdullah II của Jordan kêu gọi tránh leo thang quân sự trong khu vực “bằng mọi giá”.

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".