Nông dân Phú Thiện lao đao vì khoai lang rớt giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vào chính vụ thu hoạch, giá khoai lang tím Nhật Bản ở huyện Phú Thiện (Gia Lai) càng mất giá nhưng vẫn không có thương lái đến mua. Nông dân trồng khoai lang nơi đây đang đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng, có người trắng tay.

Khoai lang đang rớt giá thảm hại. Ảnh: K.N.B
Khoai lang đang rớt giá thảm hại. Ảnh: K.N.B

Vụ khoai lang năm nay, gia đình ông Bùi Văn Làn-Trưởng thôn Chí Linh (xã Chư A Thai) trồng gần 3 ha. Ông Làn cho biết: “Giá khoai lang tím Nhật Bản thu hoạch đợt đầu vào những ngày trước và sau Tết cứ tụt dần từ 6.000-7.000 đồng/kg (loại củ to) xuống còn 2.500-3.000 đồng/kg. Khoảng 15 ngày nay, khi vào chính vụ thu hoạch thì không thấy thương lái đến mua số lượng lớn. Người trồng khoai phải tự tìm đầu ra, bán đổ bán tháo sản phẩm, bằng không khoai sẽ nảy mầm, hỏng”.

Về nguyên nhân khoai lang tím Nhật Bản rớt giá thảm hại nhưng vẫn không có người mua, nhiều nông dân ở Phú Thiện cho hay, vào thời điểm này, các địa phương như Đak Nông, Đak Lak, Lâm Đồng cũng đang thu rộ loại khoai này. Khoai lang tím Nhật Bản của họ trồng trên đất đỏ nên chất lượng cao hơn so với khoai trồng ở Phú Thiện. Bên cạnh đó, diện tích khoai lang tím Nhật Bản trồng ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long cũng rất lớn. Việc cạnh tranh nhau tiêu thụ dẫn đến giá thành giảm. Ngoài ra còn có thông tin, khoai lang không xuất khẩu được sang Trung Quốc, chỉ tiêu thụ trong nước, gây khủng hoảng thừa.

Mọi năm, đến kỳ thu hoạch khoai lang tím Nhật Bản, thương lái từ Hải Phòng, Hà Nội… mang xe tải đến các đại lý tận thôn, làng thu mua. Những doanh nghiệp mua “khoai non” còn cho người đến thăm, giữ ruộng khoai đã mua. Năm nay thì hoàn toàn ngược lại, chẳng thấy họ đâu. Doanh nghiệp bỏ luôn khoản tiền ứng trước cho nông dân vì với giá khoai hiện thời (2.500-3.000 đồng/kg), họ chưa đủ trả tiền công thu hoạch.

Ông Bùi Trọng Thành-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện-cho biết, diện tích trồng khoai lang tím Nhật Bản toàn huyện vụ này lên đến 677 ha (chủ yếu ở 2 xã Chư A Thai và xã Ia Sol), trong khi vụ trước chỉ 175 ha. Diện tích trồng tăng đột biến như vậy là do người dân thấy vụ khoai trước lãi lớn. Cũng theo ông Thành, đây là diện tích cây vụ 3 trồng sau vụ lúa. Vì vậy, dù giá cả thế nào thì đến thời vụ, nông dân cũng buộc phải làm đất để gieo sạ lúa. Đầu ra sản phẩm nhỏ giọt nên hẳn sẽ có nhiều diện tích khoai phải phá bỏ làm thức ăn gia súc, gia cầm hay làm phân xanh cho đất.

Được biết, chi phí đầu tư cho mỗi héc ta khoai lang tím Nhật Bản không dưới 50 triệu đồng. Nếu thuê đất, chi phí sẽ lên đến 70-80 triệu đồng/ha. Với giá bán 3.000 đồng/kg khoai to như hiện nay, người dân cũng chỉ đủ trả tiền công thu hoạch. Vì thế, nhiều gia đình đang ra sức thu hoạch, tự tìm nơi tiêu thụ sản phẩm để bớt thua lỗ.

Anh Bùi Khắc Dũng (thôn Kim Môn, xã Chư A Thai) ngán ngẩm nói về đầu ra của 3 ha khoai lang đã quá thời vụ thu hoạch của gia đình mình: “Bỏ thì thương, vương thì tội. Suốt ngày, tôi và đứa con trai ra sức thu hoạch, vợ ngồi chợ bán, con gái lên mạng mời chào bạn bè, người thân mua. Năng động, tận tâm tận lực đến vậy mà chỉ bán được hơn phân nửa, diện tích còn lại chưa thu hoạch bắt đầu mọc mầm, bị hỏng chắc phải cày bỏ để kịp trồng lúa”.

Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.