Nông dân Chư Pah hướng đến nông nghiệp sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều nông dân huyện Chư Pah đã đầu tư phát triển nông nghiệp sạch. Đồng thời, họ còn chủ động tìm hướng đi riêng trong tiêu thụ sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm của địa phương.

 

Liên kết trồng sầu riêng sạch

Ia Khươl là một trong những xã có diện tích sầu riêng lớn nhất huyện Chư Pah. Toàn xã hiện có hơn 87 ha sầu riêng của khoảng 90 hộ. Trong đó, có gần 36 ha sầu riêng kinh doanh, còn lại là trồng mới. Tháng 1-2020, Hội Nông dân xã Ia Khươl vận động người dân tham gia Tổ liên kết trồng sầu riêng sạch tại thôn Đại An 2. Kết quả, 18 hộ đã tham gia với tổng diện tích gần 16 ha, trong đó có 6,5 ha sầu riêng đang kinh doanh.

 Chị Trần Thị Trà Giang (xã Ia Nhin, huyện Chư Pah) bên trại ươm phôi nấm của gia đình. Ảnh: P.N
Chị Trần Thị Trà Giang (xã Ia Nhin, huyện Chư Pah) bên trại ươm phôi nấm của gia đình. Ảnh: P.N



Ông Trần Giá (thôn Đại An 2)-thành viên Tổ liên kết trồng sầu riêng sạch xã Ia Khươl-cho biết, 9 năm trước, khi ông chặt bỏ cây cà phê để trồng sầu riêng, người dân ở đây bảo ông có tiền muốn chơi ngông. Nhưng ông vẫn quyết định đầu tư cho vườn cây, thậm chí thuê kỹ sư nông nghiệp từ Tây Nam Bộ ra chăm sóc. Tiền đầu tư cho 2 ha sầu riêng trong 3 năm đầu hết hơn 400 triệu đồng. Vườn cây được chăm sóc theo hướng hữu cơ nên chất lượng quả thơm ngon, được thương lái mua hết. “Năm 2019, gia đình tôi thu khoảng 5,5 tấn sầu riêng, giá bán 52 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi trên 200 triệu đồng. Tôi thấy việc Hội Nông dân xã thành lập tổ liên kết là cơ hội để mọi người chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc sầu riêng theo quy trình sản xuất an toàn, cho năng suất, chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường”-ông Giá nói.

Ông Lê Quốc Thanh (cùng thôn) cũng là thành viên tổ liên kết. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc theo quy trình sạch, chủ yếu sử dụng các loại phân hữu cơ nên vườn sầu riêng 1 ha của gia đình ông phát triển tốt, năng suất đạt cao. Bình quân hàng năm, ông Thanh thu về hơn 100 triệu đồng từ vườn sầu riêng. Ông Thanh cho hay: “Tham gia tổ liên kết, các thành viên trồng theo quy chuẩn đảm bảo chất lượng. Khi có doanh nghiệp đến đặt vấn đề thu mua với tổ thì chúng tôi sẽ cung cấp được số lượng lớn. Đặc biệt, sản xuất theo quy trình sạch thì giá bán cũng được nâng lên”.

Theo ông Phạm Quý-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Khươl: Để tạo điều kiện cho Tổ liên kết trồng sầu riêng sạch phát triển, Hội Nông dân huyện hỗ trợ 7 thành viên vay 200 triệu đồng với lãi suất 0,7%/tháng. Đồng thời, Hội cũng phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật quy trình trồng và chăm sóc cho các thành viên trong tổ. Thời gian tới, Hội Nông dân xã tiếp tục vận động bà con ở các thôn khác thành lập thêm tổ liên kết để hình thành vùng chuyên canh sầu riêng sạch.

Hình thành nhiều mô hình sản xuất thực phẩm an toàn

Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình trồng nấm sạch của gia đình chị Trần Thị Trà Giang (thôn 3, xã Ia Nhin) đã mang lại nguồn thu nhập cao. Chị Giang cho biết: Nhận thấy nghề trồng nấm đơn giản, chi phí thấp, thời gian cho thu hoạch nhanh, đầu năm 2019, tôi bắt tay vào trồng nấm bào ngư. Tôi đã đầu tư 300 triệu đồng xây dựng nhà xưởng, mua giống, nguyên liệu về trồng. Đến nay, gia đình tôi đã mở rộng quy mô lên 2 trại, diện tích khoảng 400 m2 chứa được 12.000 bịch phôi nấm bào ngư trắng và nấm bào ngư tím. Trung bình mỗi tháng, gia đình xuất bán khoảng 1,2 tấn nấm, giá dao động 25.000-30.000 đồng/kg. “Ngoài nấm thương phẩm, gia đình tôi còn bán phôi nấm với giá 5.000 đồng/bịch, sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng thu lãi khoảng 25 triệu đồng. Cơ sở sản xuất nấm còn tạo việc làm thời vụ cho 3-4 lao động địa phương. Sắp tới, chúng tôi sẽ mở rộng quy mô sản xuất để phục vụ đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng”-chị Giang chia sẻ.

Chị Vi Thị Nghiên đang thu hoạch măng tây. Ảnh: Phạm Ngọc
Chị Vi Thị Nghiên đang thu hoạch măng tây. Ảnh: Phạm Ngọc



Cũng thành công từ sản xuất nông nghiệp sạch nhưng chị Vi Thị Nghiên (tổ 1, thị trấn Phú Hòa) lại chọn mô hình trồng cây măng tây. Sau hơn 2 năm thử nghiệm, mô hình đã đem lại thu nhập khá cho gia đình chị. Chị Nghiên cho hay: Nhận thấy mô hình trồng măng tây rất hiệu quả, đầu năm 2018, tôi vay ngân hàng 50 triệu đồng, cùng số tiền gia đình tích góp được đầu tư đào giếng, lắp đặt đường ống nước tưới, cải tạo vườn và mua giống về trồng. Vừa trồng, vừa tích lũy kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, đến nay, gần 2 sào măng tây phát triển tốt. Mỗi ngày, gia đình thu hoạch từ 5 đến 7 kg măng tây, giá bán trung bình 50.000-60.000 đồng/kg, bình quân thu nhập mỗi tháng khoảng 9 triệu đồng.

Ông Trần Đắc Thắng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah-cho biết: Hiện nay, một số hộ dân ở các xã đã hình thành những mô hình sản xuất theo hướng an toàn, bước đầu cho thu nhập khá. Thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện tiếp tục vận động các hộ đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, theo hướng sản xuất sạch gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đồng thời, vận động người dân nâng cao nhận thức về sản xuất nông nghiệp sạch nhằm đưa sản phẩm có thế mạnh của địa phương ra thị trường trong và ngoài tỉnh, từng bước xây dựng thành thương hiệu đặc trưng của địa phương để phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền vững.

 

 PHẠM NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).