Nóng cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nguồn gốc Covid-19 tiếp tục là vấn đề gây tranh cãi, trong khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi.
 
Anh và Mỹ đang tiến hành cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19. Ảnh: REUTERS
Anh và Mỹ đang tiến hành cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19. Ảnh: REUTERS
Cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19 vừa được hâm nóng. Trong đó, giả thuyết vi rút bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm tiếp tục nằm trong diện nghi ngờ.
Tới lượt Anh nhập cuộc
Tờ The Telegraph hôm qua đưa tin giới chức tình báo Anh đang mở cuộc điều tra riêng về nguồn gốc Covid-19. Bên cạnh đó, nguồn tin trong chính phủ Anh cho biết tình báo nước này sẽ hỗ trợ các đồng nghiệp Mỹ trong việc chứng thực và phân tích bất kỳ thông tin tình báo nào được yêu cầu. Theo tờ The Sunday Times, các đặc vụ Anh tin rằng giả thuyết vi rút thoát ra từ phòng thí nghiệm vẫn “khả thi”. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 26.5 đã chỉ thị cho cộng đồng tình báo nước này phải điều tra và báo cáo kết quả về nguồn gốc Covid-19 trong vòng 90 ngày.
Ngoài giới tình báo, cộng đồng khoa học cũng đang cố gắng đi tìm sự thật về nguồn gốc Covid-19. Trong một nghiên cứu sắp được công bố trên Quarterly Review of Biophysics Discovery (tạm dịch: Chuyên san Khám phá Lý sinh), các nhà khoa học kết luận SARS-CoV-2 không có nguồn gốc trong tự nhiên mà được tạo ra tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán (Trung Quốc), tờ Daily Mail đưa tin ngày 30.5. Theo nghiên cứu, Trung Quốc dùng "kỹ thuật đảo ngược" biến thể để che giấu việc vi rút được tạo ra. Tác giả nghiên cứu, giáo sư người Anh Angus Dalgleish, và nhà khoa học Na Uy Birger Sorensen, khẳng định Trung Quốc "cố ý phá hủy, che giấu hoặc làm sai lạc dữ liệu". Họ cũng nói rằng "dấu vết độc nhất" trong SARS-CoV-2 cho thấy nó bị tác động trong phòng thí nghiệm khoảng một năm trước.
Hôm 29.5, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu trên Đài Fox News rằng Viện Vi rút học Vũ Hán có liên hệ với các hoạt động quân sự bí mật. Ông Pompeo còn nói có nhiều bằng chứng cho thấy vi rút gây Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nhưng cựu ngoại trưởng Mỹ không đưa ra bằng chứng cụ thể nào. Trung Quốc đã liên tục bác bỏ giả thuyết vi rút thoát ra từ phòng thí nghiệm và cáo buộc Mỹ chính trị hóa đại dịch cũng như cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19.
Thêm nhiều diễn biến khó lường
Trong lúc đó, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi. Tại Đông Nam Á, Campuchia tiếp tục đáng lo ngại khi biến thể mới của SARS-CoV-2 lây lan nhanh. Đáng chú ý, nước này hôm qua phát hiện hơn 100 ca nhiễm tại sòng bài ở tỉnh Kampot, gần biên giới với Việt Nam. Tỉnh Kandal giáp thủ đô Phnom Penh cũng ra thông báo đưa một số địa điểm trong tỉnh vào danh sách “khu vực đỏ” do tình trạng lây nhiễm gia tăng trở lại.
Tại Thái Lan, số ca nhiễm đã cán mốc 150.000 với hơn 1.000 người tử vong vì Covid-19. Theo tờ Bangkok Post, trong số 4.528 ca bệnh mới, 1.902 ca được phát hiện tại các nhà tù.
Malaysia hiện đối diện áp lực vô cùng lớn khi số ca nhiễm luôn ở mức cao và sẽ phải bước vào đợt phong tỏa hoàn toàn trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1 - 14.6 nhằm ngăn đà lây lan của dịch bệnh. Nhiều bệnh viện khắp Malaysia hiện rơi vào tình trạng quá tải do số bệnh nhân Covid-19 tăng vọt. Trong khi đó, Đài Loan đang gặp khó khăn khi phải đối phó hàng trăm ca Covid-19 lây lan trong cộng đồng mỗi ngày. Trưởng cơ quan y tế Đài Loan Trần Thời Trung cảnh báo các “điểm nóng” ban đầu đang mở rộng. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh ở Lào đang cải thiện khi chỉ ghi nhận 3 ca mắc trong cộng đồng ngày 30.5.
Brazil biểu tình lớn đòi luận tội tổng thống
Hàng chục ngàn người hôm qua xuống đường ở ít nhất 16 thành phố của Brazil nhằm phản đối Tổng thống Jair Bolsonaro về cách đối phó đại dịch Covid-19, theo AFP. Trong số đó có khoảng 10.000 người đeo khẩu trang tuần hành trên các con phố ở TP.Rio de Janeiro, hô hào các khẩu hiệu kêu gọi ông Bolsonaro từ chức và đòi luận tội ông. Tổng thống Bolsonaro lâu nay phản đối các quy định hạn chế nhằm phòng chống Covid-19. Brazil hôm qua ghi nhận thêm gần 50.000 ca nhiễm và 2.371 ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ, theo Reuters.
Minh Trung
Theo Đông A (TNO)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.