Nỗi niềm tỏi trắng Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một chị làm nghề mua bán tỏi trên đảo Lý Sơn phản ánh trên đảo đang xuất hiện tỏi cô đơn 'rất lạ' và khẳng định 100% đó không phải là tỏi trắng Lý Sơn
 
Thu hoạch tỏi Lý Sơn
Tỏi trắng Lý Sơn (Quảng Ngãi) là thương hiệu cả nước biết đến. Hiện nay, tỏi ở đảo này đang bị những kẻ hám lời trà trộn thật giả khiến người nông dân một nắng hai sương sống bằng nghề trồng tỏi, mỗi năm lại thêm những "nỗi niềm".
Mùa tỏi kém vui
Những ngày tháng 3 Lý Sơn thật lạ lùng. Vẫn còn gió mùa đông bắc thổi về. Đảo xanh. Biển thì sóng và trên bờ thì gió. Đi qua ruộng tỏi mùa thu hoạch, lá tỏi đã chuyển màu bạc, nằm sát đất đợi nhổ lên. Tôi gặp ông Phạm Văn Liêm (44 tuổi) đang đưa xe ra đồng kéo tỏi về nhà. Gương mặt ông đen lẻm. Ông Liêm nói do mình sinh ra từ gốc tỏi, lớn lên đếm chữ thì ít, đếm củ tỏi thì nhiều, 15 tuổi bắt đầu tự thân trồng tỏi, trải qua bao khó nhọc và kinh nghiệm. Năm nay vừa đất nhà, vừa đất thuê, ông Liêm làm 17 sào tỏi (mỗi sào 500 m2), thuộc diện nhiều tỏi ở đây, nên ông quần quật, ngủ ngoài đồng nhiều hơn giường nhà. Tháng này, ông Liêm thu hoạch tỏi, năng suất 500 - 600 kg/sào, gọi là trúng mùa, vậy mà không vui.
Theo ông Liêm, giá tỏi 100.000 đồng/kg trở lên, người trồng tỏi kiếm ăn được. Còn nay chỉ 80.000 đồng/kg tỏi khô, nếu tính cả công bỏ vào thì xem như “múc lên thả xuống”. “Người làm tỏi chính chủ thì kiếm ăn ít. Con buôn trà trộn tỏi nơi khác về thì kiếm lời quá cao. Lại thêm chuyện người ở đâu đâu bán tỏi đâu đâu, mà cứ nói là tỏi Lý Sơn, kiếm lời hàng triệu đồng/kg tỏi cô đơn (loại tỏi mỗi củ chỉ có một tép - PV). Giá tỏi bấp bênh, xuống thấp những năm qua là do tình trạng này. Đó là chưa kể hằng năm vào xuân, đảo Lý Sơn thu hoạch tỏi cũng là mùa du khách đến đảo Lý Sơn hàng trăm, hàng ngàn lượt/ngày. Nay bị dịch Covid-19, đảo vắng khách, tỏi cũng bán được ít hơn”, ông thở dài nói.
Một nông dân khác tôi gặp trên đảo thì chia sẻ: “Tui ở xã An Vĩnh. Tỏi năm nay trúng mùa, nhưng mà lòng không vui”. Đám tỏi nhà anh có diện tích 300 m2, thu hoạch được hơn 400 kg tỏi tươi, phơi khô còn lại 250 kg. Nếu bán tươi, giá hơn 40.000 đồng/kg, được 16 triệu đồng. “Bây giờ, con buôn trừ 8 kg/tạ, còn 15 triệu đồng là cùng. Tính toán mọi chi phí, lãi còn 3 triệu đồng. Để có củ tỏi này, người dân trên đảo mất khá nhiều công sức, với 4 tháng trồng, chăm sóc: từ làm đất, thả giống, phân, thuốc trừ sâu, tưới nước. Riêng ruộng tỏi 300 m2 này, mỗi mùa trồng tỏi, gia đình tui phải mua 5 xe cát biển (là san hô vỡ vụn dưới biển - PV) để thay lớp cát trên mặt ruộng, mỗi xe 4 m3, mất 800.000 đồng. Cả mùa tỏi, phải tưới từ 15 - 20 lần nước, tốn 120.000 đồng/giờ tưới”, anh nông dân ấy vừa giơ bụi tỏi lên cao vừa nói.
 
Lập biên bản gần 1 tấn tỏi vận chuyển ra đảo Lý Sơn
Trà trộn tỏi nơi khác
Một chị làm nghề mua bán tỏi trên đảo Lý Sơn phản ánh trên đảo đang xuất hiện tỏi cô đơn rất lạ và khẳng định 100% đó không phải là tỏi của đảo. Theo chị này, tỏi "lạ" nói trên màu tím đỏ, nghe nói trồng từ các tỉnh phía bắc, ai đưa về bán trên đảo không rõ. Chị chỉ cách phân biệt: “Tỏi cô đơn của Lý Sơn có cuống dài, thẳng; còn tỏi lạ kia không có cuống, phần sát cuống không thẳng, mà cong lại, màu tim tím. Đó là chưa kể, một số người dân mang tỏi nguồn gốc từ Indonesia về trồng”.
Tiếp xúc với chúng tôi, người trồng tỏi trên đảo rất bức xúc về hai loại tỏi nói trên, bởi về chất lượng sẽ không đạt như tỏi Lý Sơn; còn nếu làm giống để trồng, sẽ lai tạp và dần mất đi bản sắc của tỏi bản địa.
Ông Võ Trí Thời, Phó phòng Kinh tế - hạ tầng H.Lý Sơn, cho biết cách đây khoảng 10 năm, có hàng chục người từ Lý Sơn đến xã Ninh Hiển, H.Ninh Hòa (Khánh Hòa) làm tỏi. Dù là giống tỏi của Lý Sơn nhưng chân đất khác nhau nên chất lượng kém hẳn so với tỏi “chính chủ”. Ở đây, có người thu hàng chục tấn tỏi/mùa. Những năm tỏi Lý Sơn giá cao, những con buôn mua tỏi Ninh Hiển về trà trộn, giới thiệu đó là tỏi Lý Sơn để lừa du khách, kiếm lời cao.
Đặc biệt, từ 2014 về sau, từ khi Lý Sơn thành điểm du lịch, du khách đến đây nhiều thì tỏi từ Ninh Hiển nhập về đảo ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất nặng đến tỏi bản địa. Gần nhất là vào ngày 12.2, Phòng Kinh tế - hạ tầng H.Lý Sơn phối hợp với công an, biên phòng và ngành chức năng trên đảo phát hiện, lập biên bản tạm giữ gần 1 tấn tỏi tươi, do tàu khách cao tốc từ đất liền chở ra đảo Lý Sơn. Chủ hàng chứa tỏi trong hộp carton, ghi bên ngoài là “hàng dễ vỡ” để dễ qua mặt cơ quan chức năng.
 
Vận chuyển tỏi về nhà. Ảnh: Phạm Anh
Đây chỉ là một trong hàng chục vụ vận chuyển tỏi từ nơi khác ra đảo Lý Sơn để tiêu thụ bị phát hiện. Khi bị lộ, 4 người là chủ nhân số tỏi nói trên (ở 2 xã An Hải, An Vĩnh, H.Lý Sơn) gồm: Mai Văn Tuấn, Đặng Thị Sinh, Lê Thị Đến và Võ Tốt, đã cam đoan: Tỏi đưa về để ăn và làm giống, không phải để bán. "Do đây là mặt hàng không bị cấm lưu thông nên huyện không xử phạt và ngăn chặn. Huyện chỉ xử lý khi phát hiện họ trà trộn với tỏi bản địa mang đi bán mà thôi. Những người chở tỏi về đảo, hầu hết là con buôn, còn người trồng tỏi không bao giờ làm chuyện đó", ông Thời cho biết.
Lên cả truyền hình để lừa
Ông Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch UBND H.Lý Sơn, cho biết vào cuối năm 2018, thương hiệu tỏi Lý Sơn bị lợi dụng trắng trợn trên sóng truyền hình, lừa người thực hiện chương trình, lừa khán giả cả nước, nhưng không thể lừa được dân Lý Sơn và những người biết về tỏi ở đây. Đó là chương trình “Thương vụ bạc tỉ” phát trên VTV3 (Shark Tank Việt Nam). Tại chương trình này, bà Lê Minh Hồng Phúc (Công ty TNHH sản xuất thương mại I AM V) khi giới thiệu nhiều sản phẩm, có đề cập đến sản phẩm tỏi cô đơn Lý Sơn: “Hiện tại sản phẩm của tụi em ở đây là tỏi cô đơn Lý Sơn, 120.000 đồng/một lọ”; “Tháng vừa rồi em bán được bao nhiêu sản phẩm đấy?”, bà Phúc trả lời: “Tháng vừa rồi em bán được 300 kg...”. Ngoài ra, tại chương trình, còn có dựng bảng quảng cáo sản phẩm, trên đó ghi rõ thành phần, tác dụng, đặc biệt là dòng chữ “Nguồn gốc tỏi Lý Sơn 100% lên men tự nhiên”; nói công ty có một vùng trồng nguyên liệu ngay tại đảo Lý Sơn.
Ngay sau đó, bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND H.Lý Sơn, đã ký văn bản yêu cầu đính chính thông tin về sản phẩm tỏi Lý Sơn trong chương trình “Thương vụ bạc tỉ” phát trên VTV3 này. Công văn nêu rõ: Hình dáng, kích thước và màu sắc tỏi trên bảng quảng cáo của Công ty TNHH sản xuất thương mại I AM V không phải tỏi Lý Sơn, bởi tỏi này màu tím, bóng, tròn và to, trong khi tỏi Lý Sơn hơi bầu, nhỏ, trắng chứ không có màu tím. Lý Sơn chưa có thỏa thuận nào hay giao vùng đất cho các đơn vị, công ty làm nguyên liệu sản xuất tỏi. Ngoài ra, mỗi mùa tỏi, cả đảo Lý Sơn chỉ có khoảng 500 kg tỏi cô đơn, không đủ cung cấp cho người tiêu dùng thì lấy đâu ra việc Công ty TNHH sản xuất thương mại I AM V bán 300 kg/tháng. Thêm nữa, tỏi Lý Sơn được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, nên công ty nói trên không thể dùng chữ tỏi Lý Sơn, hoặc tỏi cô đơn Lý Sơn để gắn nhãn, quảng bá.
UBND H.Lý Sơn nhận định đây là thông tin giả, không đúng sự thật và yêu cầu đính chính. Công văn yêu cầu đính chính gửi cho Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, VTV3 (chương trình “Thương vụ bạc tỉ”) thuộc Đài truyền hình Việt Nam; Công ty TNHH sản xuất thương mại I AM V (285 Bis Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP.HCM).
Ông Việt cho biết mãi đến nay, H.Lý Sơn vẫn chưa nhận được công văn hồi đáp, xử lý và đính chính nào từ các đơn vị có trách nhiệm.
Cam kết không chở tỏi từ nơi khác về đảo

Ông Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch UBND H.Lý Sơn, cho biết để bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn, chính quyền đã vào cuộc quyết liệt, ngăn chặn tình trạng chở tỏi các nơi về gắn mác tỏi Lý Sơn với mục đích kinh doanh. Huyện thành lập tổ kiểm tra thường xuyên các điểm bán tỏi, yêu cầu báo đúng xuất xứ tỏi. Ngoài ra yêu cầu và làm cam kết với tiểu thương bán tỏi không trà trộn tỏi khác với tỏi Lý Sơn; các tàu khách không chở tỏi ra đảo Lý Sơn. H.Lý Sơn cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân hiểu, bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình.

Phạm Anh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.