Mùa thu hoạch tỏi trên đảo Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đang bước vào vụ thu hoạch tỏi, năm nay tỏi được mùa, năng suất tăng nhiều lần, người dân Lý Sơn đỡ nhọc công chăm sóc.


Mùa trồng tỏi ở Lý Sơn bắt đầu từ tháng 9 năm trước, kéo dài khoảng 5-6 tháng, thu hoạch từ tháng 2-3 năm sau. Hiện nay nông dân đang bước vào vụ thu hoạch. Trên khắp đồng tỏi tấp nập nông dân chuyên chở, nhổ tỏi chất lên xe, kịp phơi khô và bán cho thương lái.

Ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết: “Toàn huyện Lý Sơn có gần 327 ha tỏi đang vào vụ thu hoạch, năng suất đạt 80 tạ/ha, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Thời tiết thuận lợi nên vụ tỏi đạt chất lượng cao, tỏi to, đều và đẹp. Giá cả ở mức trung bình, ổn định mức 40.000-50.000 đồng/kg”.

 

 Người dân huyện đảo Lý Sơn đang bước vào vụ thu hoạch tỏi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Người dân huyện đảo Lý Sơn đang bước vào vụ thu hoạch tỏi. Ảnh: NGUYỄN TRANG



Ông Phạm Sơn (xã An Hải, huyện Lý Sơn) trồng 3 sào tỏi, vui mừng khi năm nay ruộng tỏi phát triển tốt. Ông nói: “Năm nay thời tiết thuận lợi, sâu bệnh cũng hạn chế, không có dịch hại cây trồng nên tỏi rất tốt. Nhà tôi thu được 1,8 tấn tỏi, với giá bán 45.000-50.000 đồng/kg tỏi tươi, 80.000-90.000 đồng/kg tỏi khô, bình quân nhà tôi thu về hơn 75 triệu đồng/vụ”.

Mỗi mùa tỏi, ông Sơn cũng như nhiều nông dân trên đảo thường để lại một phần tỏi giống để gieo cấy vụ sau.

Ông Phạm Sơn cũng cho biết: “Năm nay tỏi được mùa nên tỏi cô đơn (tỏi một tép) rất ít, như đồng ruộng của tôi chỉ thu được chưa tới vài kg tỏi cô đơn”.

Bà Nguyễn Thị Nở (xã An Hải, huyện Lý Sơn) trồng hơn 600m2 ruộng tỏi, bà thu về hơn 500kg tỏi tươi. Bà cho biết: “Lượng thu về như vậy là quá đạt so với các năm trước nên cả nhà tôi đều rất vui mừng. Giá bán ở mức trung bình nhưng năng suất, sản lượng tăng cũng tăng thu nhập cho gia đình”. Tương tự, bà Nguyễn Thị Đen (xã An Hải, huyện Lý Sơn) trồng 1 sào tỏi, thu về khoảng 400kg.

Người dân Lý Sơn mỗi đợt thu hoạch tỏi đều túc trực ở cánh đồng từ sáng sớm đến tận chiều tối, những người nhặt tỏi thuê cũng được trả 200.000 -250.000 đồng/ngày lao động.


 

 Làm tỏi trên cánh đồng Lý Sơn. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Làm tỏi trên cánh đồng Lý Sơn. Ảnh: NGUYỄN TRANG



Với điều kiện đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, cùng kinh nghiệm truyền thống lâu đời của người dân đất đảo Lý Sơn đã tạo nên hương vị tỏi riêng biệt, chỉ có ở đảo Lý Sơn. Với người dân Lý Sơn, mùa nào tỏi phát triển tươi tốt thì mùa ấy rất ít tỏi cô đơn. Năm nay với người dân là mùa tỏi vui.

Nông dân Lý Sơn trồng tỏi cũng rất đặc biệt, đất tạo thành từ núi lửa, cát biển bao bọc quanh đảo. Cũng theo trình tự trải lớp đất lên rồi đến lớp cát, những lớp cát lại lẫn vỏ sò, vỏ ốc từ biển, mang theo hương vị biển đảo quê hương.

Ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn chia sẻ: “Người dân Lý Sơn khi thu hoạch tỏi về chỉ bán một ít còn lại được phơi khô chờ đến giữa năm mới bán thêm đợt nữa. Tỏi Lý Sơn cứ như vậy có hàng trong suốt cả năm”.


Hình ảnh thu hoạch tỏi trên đảo Lý Sơn:


 

 Những ruộng tỏi đã đến ngày thu hoạch trên đảo Lý Sơn.  Ảnh: NGUYỄN TRANG
Những ruộng tỏi đã đến ngày thu hoạch trên đảo Lý Sơn. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Tỏi được chất lại thành đống để cho vào bao vận chuyển lên xe.
Tỏi được chất lại thành đống để cho vào bao vận chuyển lên xe. Ảnh: NGUYỄN TRANG
 Người phụ nữ này rất vui mừng khi phát hiện một tép tỏi cô đơn trên đồng ruộng. . Ảnh: NGUYỄN TRANG
Người phụ nữ này rất vui mừng khi phát hiện một tép tỏi cô đơn trên đồng ruộng. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Ảnh: NGUYỄN TRANG
Ảnh: NGUYỄN TRANG
 Mang, vác tỏi trên vai. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Mang, vác tỏi trên vai. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cho tỏi tươi vào bao mang về. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cho tỏi tươi vào bao mang về. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Tỏi Lý Sơn đạt chất lượng do thời tiết thuận lợi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Tỏi Lý Sơn đạt chất lượng do thời tiết thuận lợi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
 Chở tỏi về nhà phơi khô. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Chở tỏi về nhà phơi khô. Ảnh: NGUYỄN TRANG
 Ảnh: NGUYỄN TRANG
Ảnh: NGUYỄN TRANG
 Đến chiều vẫn còn nhiều người trên đảo thu hoạch tỏi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Đến chiều vẫn còn nhiều người trên đảo thu hoạch tỏi. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Theo NGUYỄN TRANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.