Nỗi lo bạo lực trong giới trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Một lần lướt Facebook, trên trang cá nhân của tôi bỗng xuất hiện clip quay lại cảnh nhóm nữ sinh đang đánh nhau. Các em học khoảng lớp 8, lớp 9. Có 4-5 em đang tấn công một nữ sinh khác. Cả nhóm đấm đá túi bụi vào đầu, bụng, lưng, túm tóc nạn nhân lôi đi xềnh xệch trên nền đất, thậm chí, có em còn cầm mũ bảo hiểm đánh liên tục vào đầu, vào lưng dù em học sinh kia đã mệt lả, khóc không ra tiếng.

Ở một đoạn clip khác, tôi không thể hình dung được mâu thuẫn nặng nề đến mức nào mà các em phải dùng bạo lực để giải quyết, thậm chí còn xé quần áo, cắt tóc nạn nhân... Dù không phải là người thân của các em, nhưng trong tôi cũng cảm thấy đau lòng, xót xa.

Ở Gia Lai, vấn đề bạo lực trong thanh-thiếu niên cũng khá nhức nhối. Đầu tháng 3-2023, khoảng 40 thanh-thiếu niên huyện Đak Đoa, TP. Pleiku mang hung khí đánh nhau chỉ vì bị đối tượng thả icon “haha” vào dòng status tâm trạng trên mạng xã hội. Gần đây, một nhóm thanh niên ở huyện Ia Grai cũng bị tuyên án tội “Giết người” chỉ vì đuổi đánh theo một thanh niên khác nẹt pô, đánh võng khi đi ngang qua chỗ nhóm này đang đứng chơi. Một nhóm thanh niên khác ở huyện Đak Đoa cũng lao vào đánh một nạn nhân do bị xe máy đi ngược chiều chiếu đèn pha làm chói mắt. Nhóm này cũng bị Tòa án nhân dân tỉnh tuyên án vì tội “Giết người”.

Khuynh hướng bạo lực ngày càng tăng trong lớp trẻ. Không quá khó để chúng ta bắt gặp những đứa trẻ 4-5 tuổi bực tức, dùng tay, chân đấm đá liên hồi vào người của bà, của mẹ hoặc nằm khóc giãy giụa trên nền nhà, quăng vứt đồ đạc khi có việc gì đó không theo ý muốn. Thông thường, phản ứng chung của các bậc phụ huynh là quay sang quát trẻ, tiện tay vụt vào mông hoặc tay trẻ kèm lời đe nẹt. Đứa trẻ dù không còn hành động đấm đá người lớn, song nét mặt bực tức, khó chịu vẫn còn và hẳn nhiên, chúng càng cảm thấy ấm ức vì cơn giận dỗi không được giải quyết thỏa đáng. Trường hợp này, cha mẹ tưởng như con mình đã biết nghe lời song không hẳn như vậy. Cơn bực tức, xu hướng bạo lực được khống chế bằng bạo lực càng làm đè nén, khiến trẻ ngẫm ra bài học dùng “bạo lực để giải quyết bạo lực”. Và như thế vô tình, đôi khi cách dạy bảo không đúng phương pháp của người lớn đã khơi dậy “mầm” bạo lực trong trẻ.

Làm cha mẹ, đôi khi, chúng ta không thể kìm nén cơn nóng giận mà la mắng, đánh đòn con trẻ. Gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Suốt thời gian dài, chúng tôi gặp khó khăn trong việc xử lý những khủng hoảng của con. Không muốn con xem ti vi quá nhiều, tôi liền cấm đoán, ngăn cản. Con nghịch phá, chúng tôi liền dọa nạt, la mắng. Dần dần, chúng tôi nhận ra, con trai cũng đang học cách thể hiện thái độ y như cách ba mẹ đang đối xử với mình.

Thế rồi, tôi và chồng chọn cách cùng nói chuyện nhẹ nhàng với con. Chúng tôi học cách kiềm chế cơn giận để không quát mắng hay xẵng giọng với con. Bất kỳ việc gì con làm sai, cả hai cùng giải thích vì sao không nên làm như thế để con hiểu. Chúng tôi cũng thống nhất không sử dụng phương pháp đánh đòn mà chọn cách trò chuyện với con nhiều hơn, giải thích, khuyên giải và khuyến khích. Với những việc làm tốt, con sẽ được khen thưởng bằng một món quà. Ngược lại, với hành vi không ngoan, dù không bị quát mắng, đánh đòn, nhưng con sẽ phải chọn các hình phạt như đứng ô, chép phạt hoặc không được sử dụng ti vi trong một khoảng thời gian. Trong các cuộc nói chuyện, bàn bạc, dù có mâu thuẫn, chúng tôi cũng không to tiếng với nhau trước mặt con, càng không thể hiện các hành động thể hiện cơn giận dữ. Và chúng tôi nhận ra, con dần điềm đạm hơn, số lần bực tức, khó chịu giảm và cảm thấy thoải mái, biết nghe lời hơn sau khi được ba mẹ giải thích điều gì đó không nên làm.

“Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Mỗi đứa trẻ sinh ra vốn là trang giấy trắng. Những gì chúng tiếp nhận và hình thành nên nhân cách đều học được từ môi trường xung quanh, gần gũi nhất là ba mẹ, gia đình, tiếp đến mới là nhà trường và xã hội. Cùng với đó, việc tiếp xúc với môi trường internet, mạng xã hội quá sớm và không được kiểm soát khiến các em bị ảnh hưởng bởi những thông tin xấu, độc, các game bạo lực. Đây cũng là một nguyên nhân khiến khuynh hướng bạo lực trong thanh thiếu nhi ngày càng tăng.

Vì thế, ngay từ gia đình, chúng ta cần làm gương và quan tâm trẻ nhiều hơn, hiểu tâm lý của con để tìm cách định hướng đúng đắn, ngăn không để khuynh hướng bạo lực bộc phát. Đối với xã hội, gia đình, nhà trường và cơ quan Công an cần giữ mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về hậu quả các các hành vi bạo lực cũng như cách giải quyết mâu thuẫn hài hòa, hợp lý hợp tình, tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.

Có thể bạn quan tâm

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.