Nơi hồi sinh những đứa trẻ đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong ngôi trường này, không phải giáo viên nào cũng đứng lớp được và không phải ai cũng chịu đựng được sự “nổi loạn” của con trẻ vốn mang trong mình hội chứng tự kỷ. Việc cô giáo bị học sinh đánh, tát, cào cấu, xé áo là chuyện rất bình thường. Việc thay tã, mặc bỉm, dọn "chiến trường” cho các em ở mọi độ tuổi, rồi những em bắt đầu dậy thì, giáo dục làm sao, nói chuyện về tâm sinh lý như thế nào… đều phải có trong giáo án bài bản.

“Ngôi nhà” của trẻ tự kỷ

Trung tâm giáo dục hòa nhập Hoa Hướng Dương tọa lạc trên diện tích 3.000m2 tại địa chỉ 447/3A Lê Thị Út, khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là một trong 3 trung tâm giáo dục hòa nhập tại tỉnh Bình Dương. Ngôi trường được trang trí với những gam màu hài hòa với thiên nhiên, thuần khiết với trẻ thơ. Mỗi chi tiết dù rất nhỏ đều được các cô tỉ mẩn chăm chút, lưu tâm quan sát để làm sao phù hợp nhất với những đứa trẻ đặc biệt ở đây. Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài, thật khó để biết được bên trong là “thế giới” muôn màu của trẻ em tự kỷ, trẻ có khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp, tăng động và các rối loạn phát triển khác…

 

 Nhiều y, bác sĩ thường xuyên được mời về thăm khám cho các bé.
Nhiều y, bác sĩ thường xuyên được mời về thăm khám cho các bé.


Những ngày cuối tuần nhưng không khí dạy và học của cô trò vẫn rất sôi nổi và... huyên náo. Cô giáo Lê Thị Huệ, đại diện Ban Giám đốc Trung tâm giáo dục hòa nhập Hoa Hướng Dương dẫn chúng tôi đi thăm 14 phòng học đều được trang bị máy lạnh, camera, tivi, máy chiếu cùng với đầy đủ phương tiện phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh. Ấn tượng nhất, khu vận động chẳng khác nào một công viên vui chơi giải trí ngoài xã hội, với đầy đủ đồ chơi vận động tinh, vận động thô, đồ chơi sáng tạo, đồ dùng giúp hỗ trợ phục vụ cho trẻ hoạt động tích cực nhất, thiết kế phù hợp cho từng cá nhân, tạo cho trẻ niềm vui thích trải nghiệm bản thân, giải tỏa xung năng và xúc động giúp trẻ bình ổn hành vi. Từ những cuộc vui thỏa thích ở đây, trẻ em sẽ được cô giáo hướng đến các bài học phát triển, rèn luyện kỹ năng xã hội, giao tiếp, trí tuệ, âm nhạc, vẽ, viết. “Mỗi lớp học tối đa chỉ 8 em với 2 cô giáo phụ trách, nhưng mỗi em lại là một quyển giáo án khác nhau, chúng tôi đóng nhiều vai trong cùng một lớp học”, cô giáo Lê Thị Vân chia sẻ.

Để chạm vào cánh cửa hòa nhập bên ngoài, các em đã được đào tạo một cách đặc biệt thông qua giáo trình đặc biệt. Cô giáo dạy các em nhận biết các loại tiền, cách tiêu tiền thông qua chương trình hội chợ, họp chợ, ẩm thực… Tại đây, các em được trải nghiệm cuộc sống như một người bình thường ngoài xã hội. Các em biết thương yêu, nhường nhịn, biết tiết chế cảm xúc, biết giúp đỡ những người xung quanh…

Sau mỗi tháng trung tâm sẽ tiến hành đánh giá kết quả phát triển của từng trẻ, trung tâm có khối mầm non, giúp các bé can thiệp trong độ tuổi mầm non hòa nhập có sự theo dõi kết hợp giữa giáo viên mầm non và giáo viên đặc biệt để đánh giá bé hòa nhập sát sao và chính xác nhất.

Cùng con đi học

Tính từ khi thành lập trung tâm đến nay, đã có khoảng 70 học sinh ra trường, hòa nhập vào cuộc sống bình thường. Bé Trần Nhật Huy (ngụ Thái Hòa, Tân Uyên, Bình Dương), 7 tuổi, chưa thể vào lớp 1 vì kỹ năng yếu. Huy chỉ mới bập bẹ vài chữ và viết nguệch ngoạc vài nét. Đứa trẻ này rụt rè, nhút nhát trước đám đông, hay đánh bạn, nhéo bạn một cách tự nhiên trong vô thức. Sau một năm can thiệp tại Trung tâm, Nhật Huy đã đủ điều kiện ra trường, hòa nhập tốt với các bạn tiểu học và có một kết quả học tập thuyết phục.

Bé Trương Thị Hoàng Thư (SN 2016, ngụ Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương) suốt ngày chỉ biết khóc, la hét, ném đồ, ương bướng, nói gì cũng không nghe, chỉ muốn làm theo ý mình và thích ở một mình. Bé chưa nghe và hiểu được lời nói nhưng lại thích điện thoại với ipad. Sau 13 tháng can thiệp tại Trung tâm, hiện tại cô bé đã hiểu hết những lời bố mẹ và cô giáo nói, biết lắng nghe lời dạy, chăm chỉ học tập và chủ động hòa nhập với các bạn trong nhóm.

Con cái mắc hội chứng tự kỷ khiến các bậc cha mẹ gánh trên vai nỗi đau buồn thật khó chia sẻ. Những ngôi trường cho trẻ tự kỷ không phải nhiều và không phải nơi nào cũng đáp ứng đẩy đủ tiêu chuẩn dạy và học. Thế nên, nhiều phụ huynh ở các tỉnh xa đã chấp nhận hy sinh công việc để cùng con trên hành trình chiến đấu với hội chứng tự kỷ. Sau khi biết đến Trung tâm giáo dục hòa nhập Hoa Hướng Dương, mẹ bé Lê Gia Hưng đã quyết định đưa bé từ Bình Phước về Trung tâm. Người mẹ này cũng quyết định để lại chồng và hai con gái ở Bình Phước, còn mình chuyển công việc về Bình Dương để đồng hành cùng con. Sau 2 tháng can thiệp, Gia Hưng đã tiến bộ rõ rệt, bé biết đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết dạ vâng khi cô giáo hay người lớn gọi.

Cùng hành trang đi học xa nhà là bé Phạm Huỳnh Thiện, sống tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Thiện theo cha đi khám tâm lý tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh, được bác sĩ khuyên nên cho đi học can thiệp. Ba mẹ bé đã bỏ công việc ở quê nhà chuyển về Bình Dương để tiện chăm sóc và đồng hành cùng con. Sau 5 tháng can thiệp, bé Thiện đã bớt lăng xăng, chú ý và phản ứng với tên gọi, biết bập bẹ một số từ đơn và biết nghe lời ngồi học ngoan trên ghế. Với trẻ mắc hội chứng tự kỷ, dù chỉ vài hành động như thế đã là cả một nỗ lực không ngừng nghỉ của cô và trò.

Còn với giáo viên, để thích nghi và chấp nhận công việc này, họ phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dạy trẻ mắc hội chứng tự kỷ, tăng vận động giảm chú ý và tham gia các lớp học tâm lý từ chuyên gia tâm lý. Và điều quan trọng nhất, họ phải có tình yêu thương con trẻ từ tận đáy lòng. Họ phải chịu đựng mọi hoàn cảnh cũng như tình huống phát sinh. “Đối với phụ huynh, chúng tôi là nơi tin cậy để chia sẻ. Đối với các bé, chúng tôi như người bạn, là chỗ dựa, nơi đồng hành, giúp các bé vượt qua những rào cản tự ti để nhanh chóng hòa nhập cộng đồng”, cô giáo Lê Thị Vân tâm sự.

 


Xuất phát từ người làm giáo dục mầm non, mỗi ngày anh Đinh Gia Huấn (Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xã hội hóa trường học Hướng Dương) tiếp xúc với học sinh mang trong mình hội chứng tự kỷ, anh luôn thấy thương xót và lo cho một ngày nào đó, những đứa trẻ ấy lớn lên, bố mẹ già đi không thể chăm sóc được nữa thì tương lai của chúng sẽ như thế nào? Với suy nghĩ như vậy, anh Huấn đã dày công nghiên cứu và lên kế hoạch mở một ngôi trường dành riêng cho trẻ em mắc hội chứng tự kỷ. Tháng 7/2017, Trung tâm giáo dục hòa nhập Hoa Hướng Dương, trực thuộc Công ty TNHH Đầu tư xã hội hóa trường học Hướng Dương được UBND tỉnh Bình Dương cấp phép thành lập, hoạt động dưới sự quản lý của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương. Các bậc phụ huynh trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Bình Dương nếu có nhu cầu đều được Trung tâm chia sẻ và tư vấn miễn phí.

https://plo.vn/ti-phu-lan-gia-hac-o-vung-bien-gia-lai-post675272.html

 

Theo NGỌC THIỆN (cand)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.