Ninh Thuận: Lạ, trồng nho cây thấp tè đã ra trái quá trời, ông nông dân tay ngang này làm ra không đủ bán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhận thấy mô hình trồng nho cảnh trong chậu đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Lê Ngọc Cường, Giám đốc Hợp tác xã A8 (HTX A8), xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đã mạnh dạn đầu tư. Đến nay, trang trại nho cảnh của HTXA8 được xem là mô hình trồng nho điển hình nhất tại địa phương.

Những ngày cuối năm, chúng tôi ghé thăm vườn nho cảnh của HTXA8, thấy được sự tỉ mỉ của anh Lê Ngọc Cường, xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang uốn nắn những cành nho để tạo dáng cho cây.

Được khen chịu khó anh Cường cười nói: Làm cây nho cảnh là cứ phải canh đúng thời điểm uốn tạo dáng để cây vừa đẹp mà vẫn ra được nhiều trái.

 

Vườn nho cảnh của Hợp tác xã A8-HTXA8 ở xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận).
Vườn nho cảnh của Hợp tác xã A8-HTXA8 ở xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận).


Là người làm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, trong một lần tình cờ anh Cường thử trồng nho trong một chậu cảnh bỏ không của gia đình, nhận thấy cây nho phát triển tốt anh nảy ra ý tưởng trồng nho cảnh bán.

Nghĩ là làm, anh bắt đầu tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc nho trong chậu. Sau thời gian mày mò, thử nghiệm và tích lũy kinh nghiệm, cuối cùng anh Cường cũng đã thành công, các cây nho bắt đầu phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, cho trái nhiều và đẹp.

Đến năm 2017, anh đã đưa ra thị trường những chậu nho cảnh đầu tiên và được nhiều khách hàng đón nhận. Lượng khách ngày một tăng lên, yêu cầu cũng ngày càng khó hơn.

Để tăng tính cạnh tranh cho cây nho cảnh và tạo được thương hiệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tháng 3-2019, HTXA8 được thành lập, do anh Lê Ngọc Cường làm Giám đốc.

Hiện vườn nho cảnh của HTXA8 có hơn 2.000 gốc nho kiểng với nhiều giống nho khác nhau như: Nho đỏ (Red Cardinal), nho NH01-152 được ghép trên gốc nho dại nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức thu hút đối với khách hàng.

Cây nho được tạo dáng phong thủy theo khung giá đỡ, theo anh Cường thì mọi năm làm giá đỡ hình tròn, nhưng năm nay anh đổi tạo dáng theo biểu tượng của Ninh Thuận là tấm pin năng lượng mặt trời.

Tùy theo năm tuổi, mỗi cây nho cảnh cho sản lượng quả khác nhau, để có một chậu nho đẹp thì ngay từ khi cây phát triển cứng cáp sẽ được đưa vào chậu trồng, tạo dáng, nẹp bằng thanh inox, tiến hành cắt cành, bón phân, tưới nước…

Sau khoảng 2 tháng chăm sóc kể từ lúc cắt cành thì cây nho ra hoa, đậu quả.

 

Anh Lê Ngọc Cường, Giám đốc Hợp tác xã A8 bên vườn nho cảnh của mình tại xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Anh Lê Ngọc Cường, Giám đốc Hợp tác xã A8 bên vườn nho cảnh của mình tại xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.


Giá mỗi chậu cây nho kiểng dao động từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng. Những gốc nho lâu năm và có thế đẹp thường được khách đặt hàng từ trước và giá có thể cao hơn.

Chỉ tính riêng năm 2019, trừ chi phí thì HTXA8 thu về hơn 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho 12 lao động tại địa phương với thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ với chúng tôi về khó khăn khi làm nho cảnh, anh Lê Ngọc Cường, Giám đốc HTXA8 cho biết: Trồng chậu nên quy trình chăm sóc cây nho khó hơn mà khó nhất là giai đoạn tạo ra trái do sức đề kháng của cây trong chậu yếu hơn, nên phải có mái che bảo vệ bông nho và làm sao để trái ra đúng dịp tết.

Đối với cây nho trồng ngoài đất thì 1 năm thu hoạch 3 vụ nhưng nho cảnh trong chậu thì một năm mới cho quả. Nhưng bù lại, nho cảnh chỉ cần dùng phân hữu cơ, không dùng thuốc hóa học nên đỡ tiền phân thuốc, giảm chi phí đầu tư gấp 4-6 lần so với trồng bình thường, mang lại giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, HTXA8 phân phối cây nho cảnh cho hơn 30 tỉnh, thành phố và sẽ mở rộng hơn đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ông Huỳnh Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) nhận xét: Trên địa bàn xã, mô hình trồng nho cảnh trong chậu của anh Cường hoạt động rất tốt. Được biết HTX A8 đang xây dựng mô hình Làng nho du lịch sinh thái trải nghiệm Phước Khánh (huyện Ninh Phước) và sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay, với tổng diện tích 53ha.

 


Làng nho du lịch sinh thái trải nghiệm Phước Khánh được HTXA8 đầu tư hơn 4 tỷ đồng. Khuôn viên làng nho sẽ trưng bày khoảng 10.000 cây nho cảnh giống mới và đưa đón du khách bằng xe điện khi tham quan tại khuôn viên làng nho. Với nhiều hoạt động trải nghiệm hy vọng Làng nho sinh thái sẽ là điểm nhấn du lịch của xã và là mô hình trồng nho theo hướng đi mới tiêu biểu nhất tại xã Phước Thuận...".

Ông Huỳnh Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Phước Thuận
(huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận)
.

https://danviet.vn/ninh-thuan-la-trong-nho-cay-thap-te-da-ra-trai-qua-troi-ong-nong-dan-nay-lam-ra-khong-du-ban-20201108233239234.htm


Theo Phan Bình (Báo Ninh Thuận/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.