Niềm tin "mũi giáp công" điều trị - Kỳ 1: Tăng cường năng lực truy vết, xét nghiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, cùng với nhiều biện pháp quyết liệt để khống chế dịch, công tác điều tra, truy vết, điều trị được xem là "mũi giáp công” rất quan trọng. Vì vậy, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh, ngành Y tế đã xác định phải tập trung cho “mũi giáp công” này, tạo thêm niềm tin, động lực cho công cuộc chống dịch.
Chủ động ứng phó khi số ca bệnh tăng

Cùng với cả nước, tại Đắk Nông, tính từ ca bệnh đầu tiên ghi nhận trong đợt dịch thứ 4 (ngày 9/7) tại thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp) đến 5/9, toàn tỉnh đã có 305 trường hợp mắc Covid-19. Số ca bệnh được ghi nhận tại tất cả 8/8 huyện, thành phố, với 54 ổ dịch ở tại 48/71 xã, phường; trong đó có 17 ổ dịch đã kết thúc hoạt động, 37 ổ dịch đang hoạt động.

Đội điều tra truy vết của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh họp, phân công nhiệm vụ ngay tại cơ sở
Đội điều tra truy vết của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh họp, phân công nhiệm vụ ngay tại cơ sở
Trong suốt 2 tháng qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Đắk Nông đã quyết liệt vào cuộc chỉ đạo, triển khai các biện pháp cần thiết để quyết tâm dập dịch, ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng.
Đặc biệt, trong những ngày trung tuần tháng 8, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện những ca mắc trong cộng đồng, dẫn đến tiếp tục nguy cơ bùng phát dịch. Điều này đặt ra không ít thách thức cho công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, nhất là đối với những bệnh nhân nặng, trong điều kiện tỉnh còn thiếu nhiều trang thiết bị y tế hiện đại và đặc biệt là đội ngũ bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm cao.
Do đó, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực, thiết lập các cơ sở chức năng, bảo đảm những điều kiện cần thiết để phục vụ công tác phòng, chống dịch theo đúng quy trình, quy định, góp phần khống chế, ngăn chặn dịch, không để lây lan rộng.
Hình thành đội ngũ chuyên môn rộng khắp
Một trong những hoạt động hết sức quan trọng, bảo đảm cho việc ngăn chặn dịch lây lan cũng như công tác thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời, đó là công tác điều tra, truy vết và xét nghiệm được ngành Y tế đặc biệt quan tâm.
Theo thống kê, các địa phương đã thành lập 1.210 tổ phòng, chống Covid-19 tại 713 thôn, bon, tổ dân phố, thu hút 5.136 người tham gia. Cụ thể: Gia Nghĩa 62 người, Đắk Mil 419 người, Đắk Song 444 người, Cư Jút 505 người, Krông Nô 685 người, Đắk Glong 410 người, Đắk R’lấp 1125 người, Tuy Đức 613 người.
Các tổ Covid-19 cộng đồng được xem là lực lượng hùng hậu ngay tại cơ sở, đáp ứng yêu cầu "3 tại chỗ", có sự đóng góp quan trọng trong việc giúp đội ngũ cán bộ y tế chuyên môn rất nhiều công việc liên quan đến công tác điều tra, truy vết, xét nghiệm.

Lực lượng chuyên môn xuyên đêm truy vết, lấy mẫu xét nghiệm
Lực lượng chuyên môn xuyên đêm truy vết, lấy mẫu xét nghiệm
Bên cạnh đó, ngành Y tế toàn tỉnh đã thành lập đội điều tra, truy vết người tiếp xúc với trường hợp dương tính SARS-CoV-2 với 60 người và đội lấy mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2 trong cộng đồng với 62 người.
Tỉnh đã tập huấn hướng dẫn điều tra, truy vết cho 167 cán bộ trên địa bàn tỉnh và hiện đang triển khai tập huấn lấy mẫu cho các tình nguyện viên, y tế xã và y tế thôn bản, trường học...
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã thành lập 7 tổ chuyên môn kỹ thuật gồm: Tổ quản lý số liệu và báo cáo (8 người); Tổ điều tra thông tin F0 (10 người); Tổ điều hành, điều tra, truy vết F1, F2 (10 người); Tổ điều hành lấy mẫu, xét nghiệm, quản lý và báo cáo mẫu xét nghiệm (13 người); Tổ điều hành quản lý hậu cần, vật tư, hóa chất phòng, chống dịch Covid-19 (7 người); Tổ truyền thông (5 người); Tổ xử lý môi trường (8 người).
Bảo đảm nguồn lực chống dịch
Chỉ tính từ đầu năm 2021 đến 30/8, toàn tỉnh đã tiến hành điều tra, xác minh 41.878 trường hợp có yếu tố nguy cơ về bệnh Covid-19 về các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Đối với công tác xét nghiệm, trên địa bàn tỉnh hiện có 4 hệ thống xét nghiệm PCR; trong đó 2 hệ thống đang được sử dụng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, với năng lực thực hiện xét nghiệm PCR từ 600 – 1.000 mẫu đơn/ngày. Cán bộ xét nghiệm PCR có 21 người, được chia làm 4 tổ (nhận mẫu/mã hóa, tách chiết, chạy PCR và trả kết quả).

Khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao
Khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao
Ngành Y tế còn tập huấn công tác lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản mẫu xét nghiệm cho 95 cán bộ thuộc trung tâm y tế các huyện thành phố. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thành lập và tập huấn lấy mẫu xét nghiệm bằng test nhanh cho 24 cán bộ.
Tính đến 31/8, toàn tỉnh đã xét nghiệm trên 94.000 mẫu, tạo điều kiện cho các cơ sở điều trị có thể thu dung và điều trị bệnh nhân kịp thời, góp phần ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng.
Bác sĩ Đặng Thành, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khẳng định: So với những ngày đầu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác truy vết, xét nghiệm hầu như chưa có gì, đến nay, hệ thống trang thiết bị của Trung tâm đã cơ bản đầy đủ.
Với sự quan tâm và có thể nói là dự báo được tình hình ngay từ khi dịch chưa xuất hiện trên địa bàn tỉnh của lãnh đạo tỉnh, ngành Y tế đã tạo nguồn lực rất lớn, tăng cường năng lực công tác chuyên môn, phục vụ kịp thời, nhanh chóng khi diễn biến dịch ngày càng phức tạp.
Chỉ nhìn vào những con số mẫu đã được xét nghiệm trong thời gian qua đã cho thấy nguồn lực, năng lực của tỉnh đã tăng lên bội phần, không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cả nhân lực, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch ngày càng diễn biến phức tạp.
Dẫn nguồn Bài, ảnh: Ngô Đồng (baodaknong.org.vn)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.