Những trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm đang bị tạm giữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghị định mới quy định 4 trường hợp không được xem xét đặt tiền bảo lãnh để giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hàng chục nghìn phương tiện vi phạm giao thông đang bị tạm giữ. Ảnh Cao Huân
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hàng chục nghìn phương tiện vi phạm giao thông đang bị tạm giữ. Ảnh Cao Huân
Nghị định 31/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.5.2020.
So với các quy định trước đây, Nghị định số 31 có điểm mới nổi bật là việc sửa đổi quy định giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.
Theo đó, quy định 04 trường hợp không được xem xét đặt tiền bảo lãnh để giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản:
Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.
(Hiện hành quy định bao gồm cả trường hợp phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm).
Ngoài ra, Nghị định còn quy định về khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính:
Trong thời hạn 10 ngày, từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.
Theo ÁI VÂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.