Những tờ báo cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tranh thủ mấy ngày hè, tôi tỉ mẩn ngồi sắp xếp lại các loại giấy tờ của năm học vừa qua. Kiểm tra, cất giữ hoặc cho người thu gom đồng nát. Bất giác, tôi chạm vào chồng báo cũ… Con gái tôi reo lên: “Mẹ cho con để bọc sách vở”. Tôi tỏ sự ngạc nhiên: “Hay để mẹ mua cho nhiều loại giấy đẹp hơn mà bọc”. “Nhưng con thích bọc bằng báo như mẹ ngày xưa”. Tôi mỉm cười nhìn con rồi cặm cụi vuốt lại từng tờ báo cho phẳng phiu trong bời bời ký ức. 
Tôi nhớ ngày trước, mỗi khi có báo, bố tôi đọc xong thường xếp ngay ngắn, cất đi rồi lâu lâu lấy ra đọc lại. Ngày đó, làng tôi hầu như là nhà tranh vách đất, có tờ báo là quý lắm, hết người này rồi người kia mượn nhau mà đọc. Những tờ báo cũ còn được dán lên tường để trang trí hoặc che đi khe hở giữa hai tấm ván gỗ mà mỗi năm chỉ được thay một lần khi dọn nhà đón Tết.
Hàng năm, chuẩn bị cho năm học mới, mẹ tôi lại cần mẫn cắt từng tờ báo cũ đã để dành hoặc vừa mua từ hàng tạp hóa về bao bọc từng cuốn sách, tập vở cho chị em tôi. Tận dụng những tờ giấy vở cũ còn lại vài trang mẹ cắt làm nhãn vở, nhãn sách rồi cắm cúi, nắn nót ghi từng con chữ.
Nhà đông con, chị em sàn sàn tuổi nhau nên mẹ luôn dặn dò phải giữ gìn sách thật cẩn thận để năm sau cho em học. Hết năm học, chị em tôi thu dọn sách vở, lột bỏ bìa bao cũ, mẹ cặm cụi lấy báo mới bọc lại bìa mới cho sách. Cứ thế, nhờ những tờ báo cũ mà chị em tôi lại có những quyển sách như mới, thay nhau dùng theo kiểu kế thừa mà đi qua những năm tháng khó khăn.
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: Huyền Trang
Những cửa hàng tạp hóa hiện nay thi thoảng vẫn còn bán báo cũ. Báo được gấp gọn gàng, xếp ngay ngắn, sạch sẽ và được bán cho người có nhu cầu. 
Lâu lâu muốn ăn bánh cam, tôi chạy đi mua vài chiếc, người bán bánh lấy ra một tờ báo cũ được cắt ngay ngắn lót vào bên trong cái bì bóng rồi đặt từng cái bánh cam còn nóng hổi vào, cầm trong tay bì bánh hơi nóng lại lan vào tay tôi qua một lớp báo chỉ còn âm ấm mơn man trong lòng tay. Ký ức ùa về, tôi như cô sinh viên nhỏ ngày ấy háo hức chờ thưởng thức món ngon. Thỉnh thoảng, tôi nhận được món quà nhỏ hay bó hoa được cẩn thận gói trong tờ báo cũ, lòng lại rưng rưng.
Bên ô cửa, con gái tôi vẫn cặm cụi cắt báo bọc từng cuốn sách, cuốn vở. Ánh chiều rọi từng tia nắng nhẹ, tôi thấy được niềm thích thú đang dâng lên trong đôi mắt con. Cũng chỉ đôi ba ngày nữa là đến ngày tựu trường của mẹ con tôi.
TRẦN HỒNG VÂN

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.