Những quyển sách cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày cuối kỳ nghỉ hè, tôi ghé nhà cô em thăm chơi. Đến nơi, thấy em đang cùng con bọc lại bộ sách giáo khoa cũ cẩn thận rồi dán nhãn tên mới đè lên.
Rót xong ly nước mời tôi, cô em cười bảo: “Gần đây, trên nhóm chợ em tham gia thấy có nhiều mẹ nhắn xin sách giáo khoa cũ chuẩn bị cho con vào học. Vậy nên hai mẹ con tranh thủ lấy sách ra bao bọc lại rồi nhắn người ta tới lấy”.
Nghe tôi tấm tắc khen bộ sách trông vẫn còn mới, chắc bạn nhỏ nào khi được nhận món quà này sẽ vui lắm, cô em tôi mắt sáng rỡ niềm vui. Em chia sẻ: “Mấy năm nay, một số trường học giảng dạy theo chương trình mới, các em học sinh phải sử dụng sách giáo khoa mới. Mỗi bộ sách mua cũng kha khá tiền, nhà kinh tế ổn định thì đỡ, chứ nhà còn khó khăn thì khoản chi đầu năm học cho các con sẽ thành một gánh nặng. Mọi năm, trường vẫn dùng sách giáo khoa cũ thì không thấy ai xin, nhưng năm nay, em thấy các mẹ nhắn tin trên nhóm xin sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 cho con rất nhiều”. Nghe mẹ và bác nói chuyện, cháu gái tôi chuẩn bị lên lớp 3 cũng góp lời: “Đúng đấy bác, cô giáo cháu còn dặn lớp bạn nào nhà không có em nhỏ thì cho cô xin lại bộ sách để giữ lại cho các em có hoàn cảnh khó khăn năm sau. Cháu về xin mẹ đưa lên, nhưng cô giáo nói cháu còn em nhỏ năm sau nữa phải học nên cô không nhận. Nhưng mẹ cháu bảo, sách này nên gửi cho các em nhỏ còn khó khăn năm nay vào lớp 2 dùng trước. Đến khi em cháu học lớp 2, mẹ sẽ đăng lên xin như thế cho đỡ lãng phí đấy ạ”.
Ảnh minh họa: Đinh Yến
Ảnh minh họa: Đinh Yến
Có lẽ với nhiều gia đình, chuyện mua sách vở, đồ dùng học tập cho con vốn không phải là một gánh nặng mà là một niềm vui. Nhưng với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì việc con mình được nhận một bộ sách giáo khoa trước thềm năm học mới còn vui hơn gấp bội. Lại nhớ, chuyện của hơn 20 năm về trước, 5 anh chị em chúng tôi cũng đã từng luân phiên sử dụng 1 bộ sách giáo khoa cũ, anh học sách mới là lo bao bọc, giữ gìn cho người em kế tiếp. Cứ mỗi khi vừa hết năm học là cất gọn sách vào một góc, vở thì lọc lại xem còn trang nào chưa viết thì lấy dao rọc ra để đóng lại thành tập nháp cho năm sau. Sách nào cũ, rách thì đưa cho bố để bố dán lại, rồi tìm báo, làm nhãn tên để bao bọc lại cho cẩn thận để sang năm học mới em sẽ dùng tiếp. Đến cả bộ quần áo đi học cũng phải cất vào rương cho kỹ để đầu năm mẹ mang ra xem còn vừa không thì mặc tiếp, không vừa nữa thì lại chuyển cho em.
Đời sống hôm nay của đại bộ phận người dân đã khá giả, ổn định. Nhưng đâu đó trong các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn còn những cảnh đời cần sự trợ giúp. Và tôi biết, những ngày qua có rất nhiều tấm lòng hảo tâm như em tôi chung tay giúp đỡ mọi người trong niềm mong mỏi về một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.  
KIM SƠN
 

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.