Những người truyền lửa đọc sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thành viên của các câu lạc bộ (CLB) Sách và hành động như cánh tay nối dài của thư viện, giúp gia tăng lượt đọc - mượn thông qua nhiều hoạt động truyền thông độc đáo.
Các học sinh tham gia một chương trình của CLB Sách và hành động ở Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu (Đồng Tháp) - Ảnh: H.N.
Các học sinh tham gia một chương trình của CLB Sách và hành động ở Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu (Đồng Tháp) - Ảnh: H.N.
Theo thống kê của nhóm, dự án giúp tăng thêm đến 200.000 lượt đọc - mượn ở các trường trong giai đoạn 2014 - 2018.
Đỗ Ngọc Đoan (23 tuổi, Tiền Giang) - chủ nhiệm dự án Sách và hành động khu vực phía Nam - chia sẻ thay vì theo môtip thường thấy là vận động sách và trao tặng cho những nơi đang cần, Sách và hành động chọn hướng đi riêng: giúp đỡ thành lập và hỗ trợ duy trì hoạt động các câu lạc bộ sách tại những trường cấp 3, đại học, cao đẳng... Từ đó, học sinh, sinh viên ở những câu lạc bộ này sẽ là những người lan tỏa văn hóa đọc trong chính ngôi trường của mình.
"Nếu chỉ trao sách đến các trường mà không có ai truyền lửa thì tính hiệu quả không cao" - Đỗ Ngọc Đoan nói.
Hướng tới sự bền vững
Từ khi thành lập vào năm 2014 đến nay, dự án Sách và hành động hiện có khoảng 160 CLB cùng 3 dự án thành viên ở 3 miền. Để đảm bảo hiệu quả, câu lạc bộ ở các trường buộc phải hoàn thành nhiều tiêu chí như số lượt mượn, số buổi gặp gỡ giữa các thành viên, số chiến dịch hành động, các chương trình làm được... Những buổi trưng bày sách hoặc cùng nhau nói chuyện về sách là bắt buộc ở các CLB.
Mỗi câu lạc bộ được kết nối với một hoặc nhiều tình nguyện viên dự án, qua đó nắm tình hình hoạt động và giúp đỡ khi cần thiết. Đa số thành viên là những anh chị đã có kinh nghiệm, trong đó không ít bạn có công việc ổn định nhưng vẫn gắn bó với dự án.
Trần Thị Huyền Trang - sinh viên năm 2 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - từng là chủ nhiệm Câu lạc bộ Sách và hành động Trường THPT Phan Bội Châu (Bình Dương), nay trở thành trưởng cụm hỗ trợ 4 trường khu vực Cà Mau. Trang chia sẻ điều quan trọng là giữ liên lạc với học sinh ở các câu lạc bộ thường xuyên, không để các em, nhất là những người đứng đầu "mất lửa".
"Học sinh hiện rất năng động, tùy từng trường sẽ sáng tạo những hoạt động khác nhau. Chẳng hạn Trường THPT Cái Nước thiên về hoạt động ngoại khóa, Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển mạnh hơn ở những cuộc thi học thuật, tìm hiểu hay giới thiệu sách" - Trang nói.
Cần một tay từ nhà trường
Số lượng đông khi quy mô mở rộng cũng là một trong những trở ngại chung cho dự án. Theo Đoan, hằng năm tỉ lệ các câu lạc bộ "chết" khoảng 10-20%. "Nhiều ban chủ nhiệm hoạt động tốt thời gian đầu, nhưng sau vài tháng là xuống dốc. Ở một số trường, ban giám hiệu khá khắt khe khiến các bạn không thể triển khai nhiều ý tưởng gây chán nản" - Đoan nói.
Thành lập năm 2014, dự án mong muốn tạo dựng thói quen đọc sách và tinh thần hành động cho học sinh, sinh viên. Hiện nay, dự án Sách và hành động có hệ thống CLB trải rộng trên 29 tỉnh/thành với khoảng 5.000 thành viên. Dự án cũng thực hiện nhiều chương trình quy mô lớn để tổ chức nhiều sự kiện chia sẻ sách, gây quỹ từ thiện, hoạt động vì môi trường như cuộc thi Hành động vì nguồn nước, Hành trình hạnh phúc, Run to Connect, Hành trình 1 triệu cuốn sách cho học sinh...
Đoan cho biết thêm hiện nay dự án có hẳn bộ tiêu chí thành lập một câu lạc bộ mới, đồng thời nhường sự chủ động lại cho các trường. Khi ngỏ lời mời dự án thành lập câu lạc bộ tại trường mình, ban giám hiệu mới tâm huyết cho những hoạt động câu lạc bộ về sau.
Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu (Đồng Tháp) là một ví dụ. Thầy Bùi Hữu Nhân - bí thư Đoàn trường - chia sẻ để câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, nhà trường luôn đồng hành với các em, đặc biệt cô quản lý thư viện và ban chủ nhiệm phối hợp rất nhịp nhàng. "Thầy hiệu trưởng cũng là người rất thích đọc, chủ trương mua nhiều sách mới cho thư viện trường. Có lần thầy dành hẳn kinh phí cho câu lạc bộ cơ hội tham dự Hội sách TP.HCM chọn sách cho trường" - thầy Nhân nói.
Nhiều bạn trẻ tâm huyết
Giữa năm 2013, Cao Đức Thái - đồng sáng lập dự án Sách và hành động - khi đấy 26 tuổi đã nghỉ việc và lên kế hoạch thực hiện hành trình chạy bộ xuyên Việt trong 30 ngày để cổ vũ văn hóa đọc. Năm tháng trước khi khởi hành chạy 1.750km từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đến hội trường Thống Nhất (TP.HCM), Thái kêu gọi được hơn 7.000 quyển sách giấy và 120.000 bản sách điện tử.
Theo TRỌNG NHÂN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.