Những ngày trở gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đâu đó giữa một chút trong hành trình mưu sinh, người ta lại tìm cho mình một góc nhỏ để bình yên, để chợt vui, đơn giản vì thành phố hôm nay trở lạnh.

Những ngày trở lạnh, bạn trẻ rủ nhau ra phố để cảm nhận nhịp sống quanh mình
Những ngày trở lạnh, bạn trẻ rủ nhau ra phố để cảm nhận nhịp sống quanh mình.


Anh bạn ra đường khoác thêm cái áo ấm, cô bạn lên mạng khoe một tấm hình xuýt xoa cùng cái áo len thường chỉ diện mỗi khi đi du lịch Đà Lạt hay Hà Nội. Sẽ chẳng lạ gì nếu ở miền Bắc với bốn mùa hương sắc rõ rệt, hết thu tới đông thì lạnh cũng là chuyện bình thường. Nhưng nhịp sống phương Nam cảm nhận rõ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nơi mà chăn bông, áo ấm chẳng mấy ai để ý lắm… Nên chút lành lạnh cũng khiến người ta chậm lại bồi hồi, ngẩn ngơ một chút những ngày cuối năm.

Người xứ nóng thèm nắng, nghe thì ngộ, mà nghiệm lại cũng không sai. Hễ ra đường mạnh ai nấy bịt kín, nhưng mưa chừng ba bữa là trông nắng, trông đứng trông ngồi chờ nắng lên phơi quần áo, phơi đám lúa vừa mới đập... Người ta đã quen cái nắng ấm, tiết trời khô ráo để đi học, đi làm cho đỡ cực, để chiều chiều tản bộ, dạo phố rồi thảnh thơi ngồi tán dóc.

Những ngày mà không cần ai phải nhắc, không cần mở điện thoại hay xem lịch người ta cũng cảm nhận được cái tết thật gần, khi miền Nam trở gió lạnh. Những cơn gió sớm mai, khiến người ra đường xuýt xoa thêm cái áo khoác. Từ chiều đến tối gió mỗi lúc lại lạnh hơn, những ngày cuối năm thật gần. Cuối năm, cũng là lúc người ta ngồi tính lại những gì đã qua, những gì làm được và những điều đang cố gắng. Nhưng đó có lẽ là câu chuyện của người không phải lo chuyện ăn chuyện mặc, còn người lao động nghèo thì khoác thêm cái áo, chạy cho kịp buổi chợ sớm hoặc đã gần nửa đêm vẫn ráng thêm vài cuốc xe để có tiền sắm bộ đồ, đôi giày mới cho sắp nhỏ đi chơi tết.

Lúc nào cũng vậy, cuối năm là một chút gì đó thật lạ so với những ngày khác. Người làm văn phòng, công sở bận rộn với báo cáo, họp hành cuối năm; người lao động chân tay thì ráng chút nữa để kiếm thêm chút đỉnh; người xa quê ngồi nhẩm lịch nghỉ tết để còn đặt vé tàu, vé xe. Và cái tết năm nay, với một số người có lẽ sẽ thật khác. Trong cái lạnh sáng hôm qua, bên tách cà phê còn nóng hổi, anh bạn tôi thở dài: “Chắc năm nay ăn tết ở đây, dịch giã thế này đi lại cũng ngại, vì ba mẹ ở quê cũng lớn tuổi rồi...”.

Kể ra thì trời lạnh mấy hôm nay như là cách để chiều lòng vài người bạn xa nhà. Bạn tôi kể: “Mấy bữa nay, sáng ngủ dậy trời lành lạnh cảm giác như ở quê, vì ở quê tôi mùa này cũng lạnh. Năm nay, không về quê ăn tết nhưng trời lạnh sớm tôi cũng thấy đỡ nhớ nhà”. Nói đoạn anh bạn lại cười, hít hà tách cà phê nóng rồi nhấp vài ngụm thật chậm như giữ thêm chút ấm cho cổ họng: “Đi đâu thì đi, về quê cũng vậy, cà phê Sài Gòn vẫn nhứt nghen, trời lạnh, được tách cà phê sữa nóng là số dách”.

Trời về đêm cũng lạnh hơn, người ra đường dạo phố xúng xính váy áo để thưởng lạnh, nhưng đâu đó, nhịp sống vỉa hè thêm chút nhọc nhằn lẫn yêu thương. Buôn bán về đêm mà gặp trời lạnh thì cũng co ro lắm, bữa nào còn ế thì phải chịu lạnh đạp thêm mấy vòng, hoặc đẩy xe thêm chút nữa hy vọng có khách vớt vát. Và trên phố, những đêm tối trở lạnh này, bên cạnh bịch thức ăn, những nhóm thiện nguyện không quên xếp thêm cái áo khoác, cái mền ấm để gửi tặng những mảnh đời còn vất vả. Đâu đó giữa cái lạnh se lòng ngày cuối năm, ở thành phố này người ta lại thêm yêu, thêm gần một chút.

Đâu đó giữa một chút trong hành trình mưu sinh, người ta lại tìm cho mình một góc nhỏ để bình yên, để chợt vui, đơn giản vì thành phố hôm nay trở lạnh.

Theo THANH DƯƠNG (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null