Những mô hình làm nên hiệu quả chống dịch - Bài 2: Sáng lên tình thương yêu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến đời sống người dân. Hàng triệu người rơi vào cảnh khó khăn. Đảm bảo an sinh là bài toán song hành với cuộc chiến giữa đại dịch. Trong khó khăn, tình người càng tỏa sáng. Giữa lúc cấp bách chống dịch, TPHCM liên tục triển khai các gói hỗ trợ quy mô và huy động nguồn lực lớn từ cộng đồng để chăm lo người dân.

Cán bộ phường 12 quận 3 trao tiền hỗ trợ đợt 3 cho người dân khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: Đình Lý
Cán bộ phường 12 quận 3 trao tiền hỗ trợ đợt 3 cho người dân khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: Đình Lý
SOS giúp dân
“Tôi làm thợ hồ, nhiều tháng qua ở nhà trọ, giờ không còn gì ăn. Tôi rất cần túi an sinh”, anh Hoàng Ngọc Vũ (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn) nhắn tin tới App An sinh của Trung tâm An sinh TPHCM. Anh gửi tin nhắn đi trong chờ đợi. Không lâu sau, điện thoại anh Vũ đổ chuông. Đội SOS của Trung tâm An sinh đã liên lạc với anh Vũ, xác nhận địa chỉ và hẹn giờ tới nhà trọ trao túi an sinh. “Việc hỗ trợ rất nhanh, đúng là SOS. Tôi nhận được gạo và nhu yếu phẩm rồi”, anh Hoàng Ngọc Vũ báo tin.
Cũng như anh Vũ, hơn 14.400 người dân trên địa bàn thành phố đã được Đội SOS trợ giúp. Chỉ cần có thông tin cần cứu trợ, Đội SOS sẽ có mặt, trao túi an sinh cứu đói khẩn cấp cho các hộ khó khăn bởi dịch Covid-19. Đội có hơn 20 tình nguyện viên và đội ngũ hỗ trợ là thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân 20-30 TPHCM. Mô hình SOS hoạt động từ ngày 23-8 đến ngày 20-9, đã giúp chia sẻ với nhiều người dân trong thời điểm giãn cách xã hội.
Đối với Trung tâm n sinh xã hội TPHCM - mô hình ra đời từ ngày 15-8 trong bối cảnh thành phố siết chặt các biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch - có sứ mệnh chia sẻ, hỗ trợ người dân bị tác động của dịch Covid-19. Lãnh đạo TPHCM đã từng đánh giá, quãng thời gian giãn cách xã hội thực sự là những ngày khó khăn chưa từng có đối với hệ thống chính trị và người dân. Không ai không bị tác động bởi đại dịch, có người khó khăn vì sinh kế; có người bức bách vì công việc làm ăn gián đoạn, học hành dang dở; có người không may vì người thân không qua khỏi cơn bệnh tật. Tất cả đã gộp thành nỗi khó khăn chung của TPHCM. Trong khó khăn chung đó, Trung tâm An sinh TPHCM được thành lập.
Theo đồng chí Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, Giám đốc Trung tâm An sinh TPHCM, đến nay, trung tâm đã thực hiện khoảng 3 triệu túi an sinh gửi tới người dân trong lúc ngặt nghèo. Điểm đặc biệt, 3 triệu túi an sinh có được là từ sự chung tay hiệp lực của cộng đồng. Trung tâm cũng tiếp nhận hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 trị giá hơn 145 tỷ đồng. Từ đó, phân phối đến các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Covid-19, 21 quận, huyện, TP Thủ Đức, bếp ăn từ thiện, trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt...
“Tất cả sự cố gắng đó nhằm chia sẻ, hỗ trợ, không để người dân, người lao động mất việc làm lâm vào khó khăn cùng cực giữa dịch bệnh”, đồng chí Tô Thị Bích Châu bày tỏ.
Liên tục có các gói hỗ trợ quy mô lớn
TPHCM liên tục triển khai các gói hỗ trợ người dân với quy mô lớn từ ngân sách. “Đến lúc này rồi còn phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú gì nữa. Covid-19 đâu có phân biệt theo hộ khẩu đâu. Vậy nên, cứ ai có hoàn cảnh thật sự khó khăn là được hỗ trợ”, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM, nói về đợt hỗ trợ quy mô lớn nhất từ trước tới nay của thành phố - hỗ trợ đợt 3.
Quy mô của đợt hỗ trợ này lên đến 7.347 tỷ đồng, hướng tới hơn 7,3 triệu người dân trên địa bàn thành phố gặp khó khăn do dịch Covid-19 tác động, được triển khai từ ngày 1-10. Trước đó, từ ngày 25-6, HĐND TPHCM đã thông qua Nghị quyết 09 dành 886 tỷ đồng (hỗ trợ đợt 1) từ ngân sách thành phố để hỗ trợ người dân, tiểu thương, hộ kinh doanh bị tác động bởi dịch Covid-19. Ngay trong tháng 7-2021, thành phố triển khai hỗ trợ đợt 1 tới gần 484.000 trường hợp với số tiền 773 tỷ đồng. Sang tháng 8-2021, thành phố tiếp tục hỗ trợ gần 2 triệu trường hợp với số tiền 3.200 tỷ đồng. Song song đó, thành phố giải quyết theo gói hỗ trợ của Chính phủ cho hơn 121.300 trường hợp với số tiền hơn 1.451 tỷ đồng, cũng từ nguồn ngân sách thành phố.
Nếu như ban đầu, TPHCM dự kiến hỗ trợ 230.000 lao động tự do và 60.000 lao động tạm hoãn việc, nghỉ việc không hưởng lương, thì sau đó, trên thực tế, đã hỗ trợ hơn 372.000 lao động tự do, hơn 81.000 lao động tạm hoãn việc, nghỉ việc. Đợt hỗ trợ vừa triển khai xong đã ngay lập tức trở thành hỗ trợ đợt 1. Tiếp đó, thành phố có thêm đợt 2, đợt 2+ và tiếp tục là đợt 3 với diện hỗ trợ ngày càng mở rộng, quy mô ngày càng lớn, dần giúp người dân yên tâm “ai ở đâu thì ở đó”...
Cùng với sự hỗ trợ từ nguồn lực ngân sách, TPHCM đã huy động sự chung tay từ cộng đồng người dân, doanh nghiệp ở thành phố, sự tương trợ từ các tỉnh, thành trong cả nước và kiều bào ở nước ngoài cho công tác phòng chống dịch và chăm lo cho người dân.
TS Trần Hải Linh, kiều bào Hàn Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) chia sẻ: “Anh em doanh nhân VKBIA đi gõ từng nhà, đến từng hộ, nơi nào khó khăn nhất thì chúng tôi có mặt”. Tại VKBIA, từ tổng giám đốc, giám đốc hay lãnh đạo cũng sẵn sàng đẩy xe rùa mang cứu trợ đến tận hang cùng ngõ hẻm. Chủ nhà hàng cũng hiến cả không gian nhà hàng, nhân lực, vật lực, thành nơi chứa đồ cứu trợ. Doanh nhân, chủ kinh doanh cũng là lái xe vận chuyển. Ô tô, xe vận tải, xe cá nhân dù đẹp hay không cũng thành xe vận chuyển hàng cứu trợ.
Với tinh thần việc to việc nhỏ tạm gác lại, đơn vị hay cá nhân cùng một ý chí - cùng chung tay với nghĩa đồng bào, chỉ trong tháng 9-2021, VKBIA đã trao tặng hơn 24.000 túi quà an sinh, 500 túi thuốc hỗ trợ điều trị F0, 800 phần quà cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
“Biết bao điều nghẹn lòng không nói được, chỉ biết tri ân, cảm ơn và chia sẻ”, kiều bào Trần Hải Linh xúc động.
Bà TÔ THỊ BÍCH CHÂU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM: Tình người lại gần hơn bao giờ hết
TPHCM thực hiện giãn cách nhưng tình người lại gần hơn bao giờ hết. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay được nhân rộng ở các địa phương như: vận động chủ nhà trọ giảm giá hoặc miễn phí phòng trọ cho công nhân, người nghèo, hộ cận nghèo… Các mô hình “Gian hàng 0 đồng”, “Bếp ăn yêu thương”, “Siêu thị nghĩa tình”; “Siêu thị 0 đồng”, “Tổ tình nguyện đi chợ giúp dân”, “Quà đến tận nhà”, “Shipper tình nguyện”, ATM gạo, ATM thực phẩm, ATM khẩu trang, ATM oxy… đã được hình thành. Có thể thấy trong gian khó, tình người vẫn càng tỏa sáng. Cái khí chất, cốt cách của người TPHCM trước giờ luôn giàu nhân ái, nghĩa tình.
Ông LÊ MINH TẤN, Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM: Chăm lo cho cả người già neo đơn và trẻ mồ côi vì Covid-19
Làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát từ ngày 27-4 đã ảnh hưởng rất lớn, cướp đi hàng ngàn sinh mạng, để lại cả ngàn trẻ em mồ côi và người cao tuổi không có người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Nhiều trẻ em mồ côi chịu không ít sang chấn tâm lý, tinh thần và cần nguồn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, học hành. TPHCM đang xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Các hình thức hỗ trợ như: nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng trẻ cho đến khi hoàn thành chương trình phổ thông trung học, đại học và cao đẳng; nhận trợ cấp, phụng dưỡng người cao tuổi đến cuối đời; hoặc trao học bổng hàng năm, học bổng dài hạn cho các trẻ em mồ côi… Tôi luôn tin rằng, một khi cùng chung tay, chúng ta sẽ vượt qua dịch bệnh và tổn thất, nỗi đau sẽ dần được xoa dịu nhờ tình yêu thương.
Bà PHẠM THỊ THANH HIỀN, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi: Ứng dụng bản đồ an sinh hỗ trợ người dân
Để nắm bắt người dân có nhu cầu hỗ trợ, chăm lo nhu yếu phẩm trong thời điểm giãn cách xã hội, huyện Củ Chi thường xuyên cập nhật tình hình bằng bản đồ chăm lo an sinh xã hội trên địa bàn. Nếu gặp khó khăn về lương thực thực phẩm mà chưa có tên trong danh sách hỗ trợ, thì người dân đăng ký qua link https://forms.gle/RWq56etKtGv7cFqG9. Khi người dân có nhu cầu, chỉ cần phát tín hiệu là huyện và xã sẽ chăm lo ngay. Đến nay, huyện ghi nhận gần 117.000 lượt phản ánh cần hỗ trợ và thực hiện hỗ trợ đạt gần 100% cho các trường hợp này. Huyện tiếp tục chăm lo đầy đủ, không để ai rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
MẠNH HÒA (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.