Những máy bay quân sự đắt giá nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kẻ săn ngầm Chúa Biển P-8A Poseidon, bóng ma trên bầu trời B-2 Spirit, máy bay ném bom chiến lược B-1B Lance…với các tính năng công nghệ vượt trội và khả năng tác chiến lợi hại được xếp vào loại những máy bay quân sự đắt tiền nhất trên thế giới hiện nay.

1. Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit

 

 

B-2 Spirit còn được mệnh danh là “Bóng ma trên bầu trời” bởi khả năng tàng hình và tốc độ bay siêu thanh của nó, được thiết kể bởi tập đoàn Northrop Grumman, Mỹ, có giá đắt nhất thế giới, với 2,4 tỷ USD/chiếc. B-2 Spirit hoạt động với vị trí là một máy bay ném bom chiến lược cho Không quân Mỹ, mang theo vũ khí hạt nhân, với hai phi công lái và còn có thể chứa một loạt vũ khí chết người khác.

Chiến đấu cơ B-2 Spirit, ngoài tốc độ bay cao và nhanh, còn có thể bay liên tục dài hơn 6.000 hải lý (10.800 km) mà không cần tiếp nhiên liệu. Đáng nói ở chỗ, máy bay này có khả năng siêu tàng hình có thể thâm nhập vào bất cứ hệ thống phòng không nào (tín hiệu radar, tín hiệu điện từ hay cả hồng ngoại) mà không bị phát hiện.

2. Vận tải cơ khổng lồ C-17A Globemaster III

 

 

Một máy bay quân sự đắt tiền thứ hai phải kể đến là vận tải cơ C-17A Globemaster III do hãng McDonnell Douglas (sát nhập vào Boeing) chế tạo, có giá lên tới 328 triệu USD/chiếc. Máy bay này có kích thước khổng lồ chủ yếu dùng để thả lính dù, sơ tán y tế, không vận chiến thuật trong mọi thời tiết.

3. Máy bay săn ngầm Chúa Biển P-8A Poseidon

 

 

P-8A Poseidon được đặt tên theo tiếng Hy Lạp, trong đó Poseidon có nghĩa là “Chúa Biển”, do Boeing chế tạo trên nền tảng máy bay Boeing 737-800 nổi tiếng. Mỗi pháo đài bay này có giá lên tới 290 triệu USD.

Máy bay phục vụ cho Hải quân Mỹ, có nhiệm vụ chủ lực tập trung vào chống tàu ngầm, tham gia thế trận chống ngầm, cấm cản vận chuyển và thậm chí còn được trang bị cả cho tình báo điện tử. Mỗi P-8A Poseidon mang theo một kho vũ khí để chiến đấu trên biển lợi hại như tên lửa chống tàu Harpoon, ngư lôi, mìn sâu và nhiều loại vũ khí khác.

4. Trực thăng công nghệ cao VH-1 Kestrel

 

 

Đây là loại máy bay trực thăng công nghệ cao dùng để thay thế phi đội trực thăng của tổng thống Mỹ, có giá 241 triệu USD/chiếc, là một trong những trực thăng đắt tiền nhất thế giới hiện nay. Nó do hãng Lockheed Martin chế tạo, dựa trên nền tảng trực thăng AW101 hay EH101 của AugustaWestland. Trực thăng này có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết, vận chuyển lính chiến thuật, tìm kiếm chống nạn và cứu nạn, giám sát hàng hải và nhiều chức năng quân sự khác.

5. Máy bay tình báo E-2D Hawkeye

 

 

Máy bay E-2D Hawkeye phiên bản nâng cấp có chi phí khổng lồ lên tới 232 triệu USD/chiếc, là một công cụ đặc biệt lợi hại cho lực lượng tình báo quân sự trên trời, phục vụ cho mục tiêu gián điệp quốc phòng. Nó được trang bị tính năng của máy bay do thám, phát hiện mục tiêu và trinh sát với hệ thống giám sát trên không có radar mạnh và tiên tiến.

6. Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lance

 

 

Mỗi chiếc có giá 200 triệu USD/chiếc, máy bay ném bom này đã được đưa vào Không quân Mỹ từ những năm 1980, có khả năng ném bom tầm xa và có thể mang theo nhiều bom, có cả bom hạt nhân. Chiếc máy bay này có thể bay khoảng rất dài, và là một trong những trụ cột của lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.

7. Vận tải cơ “con lai” V-22 Osprey V- 22

 

 

Osprey là một phiên bản lai giữa máy bay trực thăng và một chiến đấu cơ, được thiết kế đặc biệt cho các dịch vụ quân sự, có giá khá tốn kém lên tới 118 triệu USD/chiếc. Chiếc máy máy bay này có khả năng cất cánh thẳng đứng và hạ cánh.

Nó còn nổi tiếng ở hệ thống cánh quạt có thể nghiêng ở nhiều độ khác nhau. Không chỉ vậy V-22 Osprey còn có khả năng bay nhanh không kém các chiến đấu cơ nổi tiếng hiện nay. Tuy đắt đỏ và gây ra tai nạn song V-22 Osprey vẫn được đánh giá là một máy bay quân sự thuộc loại linh hoạt nhất.

Theo danviet

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.