Những kỷ vật trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những trang báo cũ, những cuốn sổ ghi chép đã nhuốm màu thời gian, hay cái ba lô và chiếc võng thủng, máy quay ngựa trời và những chiếc máy ảnh không còn hiện diện trong đời sống thường nhật... Mỗi hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã và đang kể với công chúng về câu chuyện của những người làm báo, tái hiện sinh động dòng chảy của lịch sử, trong đó báo chí vừa là người quan sát, vừa là chứng nhân.

Hơn 20.000 hiện vật được trình bày sáng tạo, sống động trên diện tích 1.500m2 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam giống như những thước phim quay ngược thời gian về từng giai đoạn phát triển của báo chí dân tộc.
Hơn 20.000 hiện vật được trình bày sáng tạo, sống động trên diện tích 1.500m2 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam giống như những thước phim quay ngược thời gian về từng giai đoạn phát triển của báo chí dân tộc.


NGÔI NHÀ DI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM BÁO

Ngày 21.8.2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Ngày 28.7.2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1118/QĐ-TTg thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Sáng 19.6.2020, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động”.

Với những người trực tiếp tham gia xây dựng bảo tàng, đây không chỉ là những dấu mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một bảo tàng chuyên ngành, nơi lưu giữ những kỷ vật của các thế hệ nhà báo Việt Nam. Những mốc thời gian ấy còn nhắc nhớ đến một quá trình lâu dài, với sự chuẩn bị rất công phu của tập thể những người làm báo, khi đã đi qua những ngày vui, hạnh phúc và cả những trăn trở... trong hành trình xây dựng lên một bảo tàng quy mô và hiện đại như ngày nay.

Có dịp ghé thăm Bảo tàng Báo chí Việt Nam vào những ngày tháng 6.2021, tiếp chúng tôi là nhà báo Trần Kim Hoa - Giám đốc Bảo tàng. Gần 4 năm được tin tưởng giao nhiệm vụ và chuyển từ công việc viết báo sang sưu tầm, lưu giữ các kỷ vật của những người làm báo, chị Hoa đã thuộc từng tên và những câu chuyện đằng sau mỗi hiện vật đang được trưng bày tại đây.

Với chị, mỗi hiện vật đều là những tài sản vô giá. Chị vẫn nói vui rằng, khi được tiếp cận và sở hữu thêm một tờ báo cũ, một bức ảnh quý, hay một hiện vật độc đáo gắn với nghề báo, chị và anh em đang công tác tại bảo tàng lại thấy hạnh phúc vô cùng. Đặc biệt, họ lại thấy có thêm động lực, niềm tin để chạy đua cùng thời gian đi sưu tầm những hiện vật cũ và càng thêm trân quý công việc mình đang theo đuổi, để thực hiện mơ ước xây dựng ngôi nhà di sản của những người làm báo Việt Nam thêm giàu đẹp hơn.

“Hành trình gần 4 năm qua, từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam là quá trình đi từ không đến có, vừa học, vừa làm của chúng tôi, từ lãnh đạo đến nhân viên của bảo tàng. Nhiều người trong chúng tôi xuất thân là nhà báo chuyển sang nhận nhiệm vụ làm bảo tàng nên những ngày đầu gặp nhiều khó khăn, vất vả. Song được sự ủng hộ các thế hệ lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, của các cấp, ngành, các cấp hội nhà báo và cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương, của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài nước, chúng tôi đã được tiếp sức và có thêm động lực để thực hiện tốt công việc của mình” - nhà báo Trần Kim Hoa chia sẻ.

Còn ông Lê Quốc Trung - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam - cũng “nhớ như in” những ngày lên ý tưởng về một bảo tàng báo chí quốc gia.

Theo ông, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa 8 đã nung nấu điều này, nhưng định lấy tên gọi là Bảo tàng Báo chí Cách mạng. Sau đó, tiếp nối ý tưởng và bắt tay vào thực hiện, các đồng chí trong Ban Chấp hành các khóa 9, 10 thấy rằng, nền báo chí nước ta là cả một quá trình gắn bó, nên quyết định làm Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Đến nay, sau 4 năm thành lập, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tiếp nhận và trưng bày hơn 20.000 hiện vật, tài liệu tái hiện lại một giai đoạn lịch sử, sơ khai của các thế hệ làm báo đi trước. Trong số đó, trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam. Ðây là những tư liệu hiện vật vô cùng trân quý, không chỉ đối với người hiến tặng mà còn là di sản chung của Báo chí Việt Nam, cần được bảo vệ, phát huy và giữ gìn.

TÔN VINH CÁC THẾ HỆ NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM

Hơn 20.000 hiện vật đang được trình bày sáng tạo, sống động trên diện tích 1.500m2 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam giống như những thước phim quay ngược thời gian về từng giai đoạn phát triển của báo chí dân tộc.

Câu chuyện về báo chí Việt Nam bắt đầu bằng khu trưng bày giai đoạn 1865-1925. Trên viên kim cương báo chí, những tờ báo của Việt Nam được tôn vinh, sánh vai với những tờ báo có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất thế giới. Các không gian trưng bày giai đoạn 1925-1945, 1945-1954, 1954-1975 thì tái hiện toàn cảnh hoạt động báo chí từ những năm đầu phong trào Cách mạng vô sản, với dấu mốc ra đời của các tờ như Thanh Niên, Lao Động... Đằng sau những tập lưu báo và tạp chí bản gốc này là biết bao câu chuyện thú vị về nghề báo và những người làm báo cách mạng, với những cống hiến trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc.

Còn gian trưng bày báo chí giai đoạn 1975 đến nay đã thể hiện được bước chuyển mình mạnh mẽ của báo chí Việt Nam với sự thay đổi về phương thức, công nghệ và phát huy tiếng nói trong xây dựng, phát triển đất nước, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực, đưa hình ảnh Việt Nam hội nhập mạnh mẽ.

Trong kho tư liệu đồ sộ của Bảo tàng Báo chí Việt Nam lưu giữ, chúng tôi cũng bắt gặp vô số hiện vật từng được các tập thể, cá nhân làm báo trân trọng, giữ gìn nhiều năm. Đó là “hầm báo” Nhân dân dưới làn bom đạn, phòng tối tráng ảnh của Thông tấn xã Việt Nam hay chiếc máy quay “ngựa trời” đánh dấu sự khai sinh của truyền hình Việt Nam; chiếc máy ghi âm Marantz sử dụng từ 1992 và đầu đọc băng cối được cán bộ công nhân viên của Ðài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình sử dụng nhiều chục năm trước. Đây đều là những ký ức, kỷ vật vô giá, tái hiện những câu chuyện sống động để tôn vinh các thế hệ người làm báo Việt Nam.

Cùng theo chân phóng viên Báo Lao Động trải nghiệm và theo dõi câu chuyện về báo chí Việt Nam qua hình ảnh:


 

Tờ Gia Định báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam. Ấn bản đầu tiên ra ngày 15.4.1865. Đây là tờ báo đầu tiên xuất bản bằng chữ Quốc ngữ.
Tờ Gia Định báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam. Ấn bản đầu tiên ra ngày 15.4.1865. Đây là tờ báo đầu tiên xuất bản bằng chữ Quốc ngữ.
1925 mở ra nền báo chí cách mạng với tờ Thanh Niên ra ngày 21.6.1925.
1925 mở ra nền báo chí cách mạng với tờ Thanh Niên ra ngày 21.6.1925.
Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam chia làm 5 giai đoạn: 1865-1925, 1925-1945, 1945-1954, 1954-1975 và 1975 đến nay. Bác Hồ là người khai sinh ra nền báo chí Cách mạng Việt Nam.
Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam chia làm 5 giai đoạn: 1865-1925, 1925-1945, 1945-1954, 1954-1975 và 1975 đến nay. Bác Hồ là người khai sinh ra nền báo chí Cách mạng Việt Nam.
Bức tường tưởng nhớ những người làm báo đã hy sinh vì Tổ quốc và nhân dân, vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.
Bức tường tưởng nhớ những người làm báo đã hy sinh vì Tổ quốc và nhân dân, vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.
Hình ảnh bản in của Báo Lao Động trưng bày tại Bảng tàng Báo chí Việt Nam.
Hình ảnh bản in của Báo Lao Động trưng bày tại Bảng tàng Báo chí Việt Nam.
Những chiếc loa phát thanh công suất lớn được đặt tại vĩ tuyến 17 – bờ Bắc sông Bến Hải. Đây là 1 trong 4 chiếc loa lớn nhất với công suất 500W được đặt tại bờ Bắc. Tại đây, hệ thống loa phóng thanh 25W-50W-250W phát liên tục các chương trình ca nhạc, thơ, kịch, dân ca hấp dẫn. Khi Mỹ - Diệm gắn những cụm loa công suất lớn đáp trả, bờ Bắc đã tăng cường một chiếc loa đại, công suất 500W, thuận gió có thể truyền xa 10km, đến Cửa Việt, Gio An...
Những chiếc loa phát thanh công suất lớn được đặt tại vĩ tuyến 17 – bờ Bắc sông Bến Hải. Đây là 1 trong 4 chiếc loa lớn nhất với công suất 500W được đặt tại bờ Bắc. Tại đây, hệ thống loa phóng thanh 25W-50W-250W phát liên tục các chương trình ca nhạc, thơ, kịch, dân ca hấp dẫn. Khi Mỹ - Diệm gắn những cụm loa công suất lớn đáp trả, bờ Bắc đã tăng cường một chiếc loa đại, công suất 500W, thuận gió có thể truyền xa 10km, đến Cửa Việt, Gio An...
 Chiếc máy in ty-pô do Trung Quốc sản xuất năm 1966 do Công ty Cổ phần in Việt Lập (Cao Bằng) hiến tặng. Đây là hiện vật duy nhất còn sót lại gần với thời kỳ hoạt động hơn nửa thế kỷ trước của nhà in Việt Lập. Nhà in Việt Lập ra đời tại chiến khu Cao Bắc Lạng, thực hiện nhiệm vụ in truyền đơn, tài liệu và báo Việt Nam Độc Lập - tờ báo do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập.
Chiếc máy in ty-pô do Trung Quốc sản xuất năm 1966 do Công ty Cổ phần in Việt Lập (Cao Bằng) hiến tặng. Đây là hiện vật duy nhất còn sót lại gần với thời kỳ hoạt động hơn nửa thế kỷ trước của nhà in Việt Lập. Nhà in Việt Lập ra đời tại chiến khu Cao Bắc Lạng, thực hiện nhiệm vụ in truyền đơn, tài liệu và báo Việt Nam Độc Lập - tờ báo do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập.
Chiếc máy quay “ngựa trời” đánh dấu cột mốc đầu tiên của tờ báo hình đầu tiên của Việt Nam - Đài Truyền hình Việt Nam vào ngày 7.9.1970.
Chiếc máy quay “ngựa trời” đánh dấu cột mốc đầu tiên của tờ báo hình đầu tiên của Việt Nam - Đài Truyền hình Việt Nam vào ngày 7.9.1970.
Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Hiện vật xe đạp: Xe đạp Thống nhất nữ của nhà báo, liệt sĩ Đặng Loan, báo Miền Tây Nghệ An. Phương tiện đi lại và làm báo từ năm 1960-1965. Ngoài ra, còn có xe đạp Thống nhất nam của nhà báo Văn Hiền, báo Nghệ An.
Hiện vật xe đạp: Xe đạp Thống nhất nữ của nhà báo, liệt sĩ Đặng Loan, báo Miền Tây Nghệ An. Phương tiện đi lại và làm báo từ năm 1960-1965. Ngoài ra, còn có xe đạp Thống nhất nam của nhà báo Văn Hiền, báo Nghệ An.
Hiện vật được trình bày sáng tạo, sống động trên diện tích 1.500m2 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Hiện vật được trình bày sáng tạo, sống động trên diện tích 1.500m2 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

https://laodong.vn/van-hoa/nhung-ky-vat-trong-bao-tang-bao-chi-viet-nam-ghi-dau-lich-su-bao-chi-dan-toc-921610.ldo
 

Theo Bích Hà - Hải Nguyễn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ngày 16-8, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã tổ chức buổi ra mắt sách "Theo dấu chân Người" (NXB Hội Nhà văn) của GS-TS - nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. "Theo dấu chân Người" là tập truyện ký viết về 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
Bàn tay

Thơ Đại Dương: Bàn tay

(GLO)- Chỉ qua hình ảnh "Bàn tay", tác giả Đại Dương đã thổi hồn vào đó bao cung bậc cảm xúc khác nhau; lúc hân hoan tươi mới, khi lại đau đáu, nhạt nhòa: "bàn tay mơ giọt sương", "bàn tay khóc phận người", "bàn tay xây nấm mộ", "bàn tay đếm thời gian", "bàn tay gầy ngơ ngẩn"...

Rót đầy một giấc tôi

Rót đầy một giấc tôi

(GLO)- "Rót đầy một giấc tôi" - Cơn mê men chếnh choáng hư hao của kẻ hay hoài niệm, chênh vênh giữa hai bờ hư thực. Một hình dung cũ, một chút hương lúa chín giữa ngày thu se sẽ như kéo người về khoảng nào xao xác, để ngồi lại tình tự riêng mình, tự ủ ấm mình trong men thơm ký ức...

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

(GLO)- Ông là Đại tá quân đội, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam), nguyên Trưởng phòng Biên tập Báo Cuối tuần (Báo Quân đội nhân dân), hiện sống ở Hà Nội. 
Họa mi HBlơng kể chuyện thời chiến

“Họa mi” H’Blơng kể chuyện thời chiến

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi lần đi ngang qua khuôn viên Ty Văn hóa-Thông tin, tôi lại bị mê hoặc bởi một giọng nữ trong trẻo, vút cao. Sau này, tôi mới biết tiếng hát đó là của chị Rơmăh H’Blơng-một “họa mi” có thâm niên 10 năm cất cao tiếng hát giữa đạn bom.