Những kiêng kỵ khi xông đất đầu năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Xông đất đầu năm là một trong những phong tục truyền thống của người Việt Nam và một số điều kiêng kỵ được dân gian lưu truyền với mục đích đón lành, tránh dữ.

Xông đất đầu năm là tục lệ không thể thiếu trong ngày đầu năm, sau thời khắc giao thừa. Người xưa cho rằng người xông nhà hợp với gia chủ sẽ giúp gia đình có một năm mới bình an, làm ăn phát đạt, phúc lộc thọ toàn.

Nguồn gốc và ý nghĩa của tục xông đất đầu năm

Phong tục xông đất đầu năm xuất phát từ mong muốn của mọi người về năm mới may mắn, bình an, hạnh phúc. Theo truyền thống, gia chủ sẽ chọn một người hợp tuổi với mình để bước vào nhà lần đầu tiên trong năm mới. Người đó có thể đến thăm nhà sau thời khắc giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết, đem theo chút quà nhỏ, lì xì và những lời chúc may mắn tới gia chủ.

Gia chủ cũng sẽ niềm nở đón tiếp người xông đất và chúc tụng lại, mời uống trà ngon, ăn mứt Tết và cùng nhau nâng ly chúc mừng năm mới.

Theo quan niệm xưa, gia chủ nên chọn người xông đất là những người có tính tình xởi lởi, hồn nhiên, vô tư, thật thà, công việc thuận lợi, nhà không có tang; nếu có đủ cả con trai lẫn con gái thì càng tốt. Người xông đất phải hợp tuổi với gia chủ, tránh "tứ hành xung". Người được chọn nên có thiên can, địa chi, ngũ hành tương sinh với gia chủ.

Khách đến xông đất chỉ ngồi nói chuyện khoảng 5 - 10 phút chứ cũng không nên ngồi lâu. Tục xông đất thể hiện tinh thần hướng đến những điều tốt đẹp và mong ước về một năm mới bình an, suôn sẻ.

Theo thời gian, nhiều người cũng không còn quá câu nệ trong việc thực hiện các nghi thức và việc xông đất đầu năm cũng vậy. Các gia đình hầu như không còn quá khắt khe về tiêu chuẩn chọn người xông đất, quà cáp, chỉ cần một người khỏe mạnh, cuộc sống yên ổn. Nhiều gia đình tự xông đất.

Xông đất đầu năm là một trong những phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam (Ảnh minh hoạ: Pinterest)

Xông đất đầu năm là một trong những phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam (Ảnh minh hoạ: Pinterest)

Những điều kiêng kỵ khi xông đất đầu năm

Dân gian quan niệm người 'xông đất' phải hợp với gia chủ về ngũ hành, thiên can, địa chi. Đồng thời, 3 yếu tố này của năm cũng phải tương sinh với người được chọn. Những kiêng kỵ khi xông đất đầu năm bao gồm:

- Chọn những người khắc tuổi với gia chủ, người thuộc tứ hành xung.

- Chọn người đang gặp rắc rối với pháp luật, người đang gặp khó khăn lớn trong công việc hay có bi kịch trong cuộc sống.

- Chọn người đang có tang.

- Mặc quần áo màu đen hoặc trắng "cả cây" khi đi xông đất.

- Mang vẻ mặt buồn bã khi đi xông đất.

- Nói những điều không hay, nhắc những chuyện không vui khi đi xông đất.

Ngoài việc lưu ý những điều kiêng kỵ khi xông đất đầu năm, dân gian cũng cho rằng, nếu 2 vợ chồng cùng đến xông đất thì nam giới nên bước vào trước bởi nam giới có nhiều khí dương, năm mới cần đón nhiều khí dương vào nhà.

Ngoài ra, khi xông đất chúc Tết đầu năm, mọi người nên cởi mở, vui vẻ, nói những câu chuyện vui, cầu chúc bình an, may mắn.

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.