Những địa danh mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Xứ sở Bạch dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tình cảm và sự tôn kính của chính quyền, người dân Nga đối với Bác vẫn vẹn nguyên và trở thành một di sản quý báu đối với hai nước và nhân dân hai nước Việt-Nga.

Tượng đài Bác Hồ ở quảng trường mang tên Bác ở thành phố Ulianovsk - quê hương của Lenin. (Ảnh: Tâm Hằng/TTXVN)
Tượng đài Bác Hồ ở quảng trường mang tên Bác ở thành phố Ulianovsk - quê hương của Lenin. (Ảnh: Tâm Hằng/TTXVN)



Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại và đáng kính không chỉ của người dân Việt Nam mà còn của thế giới, trong đó có người dân Nga.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tình cảm và sự tôn kính của chính quyền, người dân Nga đối với Bác vẫn vẹn nguyên và trở thành một di sản quý báu đối với hai nước và nhân dân hai nước Việt-Nga.

Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất cho tình cảm đó là những địa danh mang tên Người ở Xứ sở Bạch dương.

Đầu tiên, phải nói đến Quảng trường Hồ Chí Minh tại quận Akademichesky, thủ đô Moskva, nằm ở nơi giao nhau giữa phố Dmitry Ulianov - mang tên anh trai lãnh tụ cách mạng Vladimir Ilyich Lenin - và phố “Sáu mươi năm Cách mạng Tháng Mười."

Tại đây có một tượng đài mang tên Bác, được đặt năm 1990. Hơn 30 năm qua, đây là địa chỉ thiêng liêng nhất, gần gũi nhất đối với những người Việt ở Nga và những người yêu quý Việt Nam ở Moskva.

Vào dịp ngày lễ, sinh nhật Bác, người Việt ở Nga vẫn có truyền thống đến đây đặt hoa và tưởng nhớ tới vị cha già kính yêu của dân tộc.

Các đoàn đại biểu Việt Nam khi sang thăm Nga cũng xem việc đặt hoa tại Quảng trường Hồ Chí Minh là một phần không thể thiếu trong chương trình hoạt động.

Quảng trường Hồ Chí Minh cũng là địa điểm ưa thích của nhiều người dân thủ đô Moskva. Bức phù điêu Hồ Chí Minh với dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là nơi hội tụ và làm ấm lòng những người Việt xa xứ, là biểu tượng cao đẹp cho tình hữu nghị Việt-Nga.

Tiếp đến là bức tượng Bác Hồ trong bộ quần áo kaki giản dị đang ngồi đọc báo được đặt tại khuôn viên Viện Hồ Chí Minh ở Saint Petersburg. Đây cũng điểm hẹn của những người bạn Nga và Việt Nam, nhất là vào dịp kỷ niệm liên quan đến quan hệ hai nước.

Được thành lập ngày 19/5/2010, Viện Hồ Chí Minh ở Saint Petersburg chuyên nghiên cứu về Việt Nam, những vấn đề an ninh khu vực từ Đông Á tới Bắc Phi, tổ chức hội thảo khoa học, xuất bản sách về đề tài Việt Nam và Hồ Chí Minh, tổ chức các sự kiện góp phần củng cố quan hệ giữa hai nước.

Trong trao đổi với Đài Sputnik nhân dịp nơi đây tổ chức các sự kiện kỷ niệm niệm 129 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo sư-tiến sỹ khoa học Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh, cho biết kể từ khi thành lập đến nay, viện đã tổ chức khá nhiều sự kiện, hội thảo khoa học, cả tầm quốc tế, về di sản tư tưởng Hồ Chí Minh và Việt Nam hiện đại.

Phần lớn trong đó là nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Giáo sư đánh giá "tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở, là nền tảng quốc gia của Việt Nam hiện đại. Nói một cách hoa mỹ, là cốt cách tinh thần, hình thành nên nước Việt Nam hiện đại."

Đặc biệt, tại quê hương lãnh tụ cách mạng vô sản V.I. Lenin - thành phố Ulianovsk, cách Moskva chừng 900km về phía Đông, cũng có một đại lộ mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng, cao 5 mét, được đặt trên một bệ cao 3 mét tại điểm giao cắt giữa con phố mang tên Hồ Chí Minh và phố Kamusinskaya (khánh thành ngày 6/6/2016). Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc người Nga Oleg Kliuev.

Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc bộ quần áo kaki, đi đôi dép cao su, như đang bước tới.

Chia sẻ cảm nghĩ của mình đối với Bác Hồ, nhà điêu khắc Kliuev xúc động nói: "Với tôi, Hồ Chí Minh gần như là một tôn giáo. Đó là một con người tuyệt vời, giỏi 5 thứ tiếng, có nhân cách rất mạnh mẽ. Tôi khuyên các bạn nên nghiên cứu tiểu sử của Bác Hồ. Bản thân tôi đã bắt đầu đọc và nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Tôi chưa từng gặp ai như vậy và quan trọng nhất là Người được nhớ đến như một con người có phẩm chất tốt, tận tụy quên mình".

Ngoài ra, còn có những địa danh khác mang tên Bác Hồ tại Nga như phố Hồ Chí Minh ở Saint Petersburg, Khoa Hồ Chí Minh thuộc Đại học Ngôn ngữ tại Irkursk.

Ở tận miền Viễn Đông xa xôi của nước Nga, thành phố Vladivostok, nơi Bác Hồ đã từng đặt chân tới vào những năm 30 của thế kỷ trước, vào năm 2009, tại nhà ga đường sắt thành phố đã đặt một tấm bia tưởng niệm về sự kiện này.

Theo cơ quan báo chí chính quyền thành phố, Đài tưởng niệm Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam sẽ được khánh thành trong năm nay tại vườn hoa trên phố Borisenko, thành phố Vladivostok, nhân sự kiện năm chéo giữa Nga và Việt Nam.

Người dân Nga vẫn thể hiện lòng tôn kính và tình cảm của mình với Bác Hồ - người đặt nền móng và là iểu tượng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc Nga và Việt Nam - như thế đó.

 

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.