Những chi tiết không thể bỏ qua trong "Chuyện nhà Dr. Thanh" tái bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tròn một năm xuất bản, cuốn sách "Chuyện nhà Dr. Thanh" của nữ doanh nhân Trần Uyên Phương tiếp tục được tái bản với số lượng 7.000 cuốn.

"Chuyện nhà Dr. Thanh" phiên bản mới
"Chuyện nhà Dr. Thanh" phiên bản mới



Theo chia sẻ của tác giả, trong cuốn sách tái bản sẽ có những điểm mới rất hấp dẫn mà độc giả khó có thể bỏ qua.

Trong cuốn sách phiên bản mới sẽ có thêm chương “Trò chuyện với Dr.Thanh” được chắp bút bởi Nhà biên kịch Lê Chí Trung. Trong chương này là mẩu chuyện ngắn thuật lại cuộc trò chuyện giữa Nhà biên kịch Lê Chí Trung và ông Trần Quí Thanh – Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, được kể lại đầy chân thật, đơn giản dưới dạng bút ký, nhưng qua đó bộc lộ nhiều nét thú vị về tính cách của “Ông Vua Trà Việt”.

Nhiều người sẽ ngạc nhiên thắc mắc rằng, liệu hình ảnh một doanh nhân dưới con mắt của một nghệ sĩ sẽ như thế nào? Đấy chính là yếu tố bất ngờ và thú vị mà cuốn sách phiên bản mới gửi đến độc giả.

Một chi tiết khá thú vị, trong cuốn sách phiên bản mới sẽ được bổ sung thêm các bức họa bằng mực nho của họa sĩ nổi tiếng Lê Thiết Cương. Những bức tranh bằng mực nho truyền thống tạo cho cuốn sách một diện mạo hoài cổ hơn, xa xăm hơn, có cái gì đó khiến người ta phải chiêm nghiệm, phải suy ngẫm.

Họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết, anh đã đọc cuốn sách cách đây một năm và bị cuốn theo nội dung hấp dẫn của cuốn tự truyện do nữ doanh nhân Trần Uyên Phương viết về sóng gió của gia tộc trên thương trường và những góc khuất gia đình.

Gấp sách lại, Lê Thiết Cương cho biết dư âm đọng lại trong anh chính là khát khao vươn ra biển lớn, chiếm lĩnh thị trường của tập đoàn Tân Hiệp Phát. “Điều đó được thể hiện rất rõ ràng trong nội dung cuốn sách. Tôi khâm phục và trân trọng ý chí của những thành viên trong gia đình Dr.Thanh. Đó là bản lĩnh dám đối đầu với những khó khăn và khát vọng lớn ấy cần được nhân rộng và lan tỏa tới những người dân Việt Nam”. 


 

Hình minh họa trong 10 chương của cuốn sách tái bản do họa sĩ Lê Thiết Cương vẽ.
Hình minh họa trong 10 chương của cuốn sách tái bản do họa sĩ Lê Thiết Cương vẽ.



Ngoài ra, các nhận xét của độc giả sẽ được in trên bìa sách nhằm thể hiện sự tri ân, trân trọng mà tôi muốn gửi đến đôc giả của mình. Đồng thời, đây chính là những dòng đánh giá chân thực, khách quan nhất của người đọc dành cho “Chuyện nhà Dr.Thanh”.

Một trong những trích dẫn nhận xét của độc giả in trên bìa sách là của nhà báo Ninh Hồng Nga (Tổng biên tập Báo Tin tức TTXVN) với những bình luận tích cực sau khi đọc: “Câu chuyện chân thực đến sởn da gà nhưng lại không phải là chuyện của riêng nhà Dr Thanh. Một món quà giá trị và ý nghĩa cô con gái tặng cho người cha của mình. Đáng đọc để rút ra bài học sống cho riêng mình”.

Và trong phiên bản mới, 'Chuyện nhà Dr.Thanh' sẽ tái bản với cả bản bìa cứng và bìa mềm nhằm phục vụ nhu cầu khác nhau của từng độc giả.

Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của những độc giả mến mộ, cuốn sách “Chuyện nhà Dr. Thanh” phiên bản 2 với các bức họa bằng mực nho của họa sĩ Lê Thiết Cương sẽ được “lên kệ” tại hệ thống nhà sách Trí Việt và Phương Nam trên toàn quốc trong tháng 7-2018.


 

 “Chuyện nhà Dr. Thanh” được bán tại hệ thống nhà sách Phương Nam
“Chuyện nhà Dr. Thanh” được bán tại hệ thống nhà sách Phương Nam



Trước đó, phiên bản audio “Chuyện nhà Dr. Thanh” đã lên sóng VOV FM89 - Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) vào hồi tháng giữa tháng 10-2017 và thu hút được sự chú ý của thính giả.

“Chuyện nhà Dr. Thanh” được bán tại website tranquithanh.com và trang bán hàng trực tuyến Tiki, ngoài ra độc giả ở nước ngoài có thể mua trên trang thương mại điện tử Amazon. Độc giả có thể đặt mua sách tại đây hoặc liên hệ số điện thoại: 01234902222 (phía Bắc) và 0931256225 (phía Nam).

 

 CTV Cẩm Hương/VOV

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null