Ký ức một dòng sông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi sinh ra bên một dòng sông nhỏ. Tôi đã từng ước con sông của tôi có một cái tên, để ít ra là thỉnh thoảng, vì nhớ thương, tôi có thể tìm trên bản đồ, hoặc có thể tìm lại hình ảnh như những con sông có tên khác trên Google. Trong lòng tôi dường như luôn chất chứa nỗi lo sợ rằng thời gian sẽ làm cho tôi quên mất dòng sông nhỏ đã từng ôm ấp tuổi thơ tôi suốt những tháng năm êm đềm nhất.

Sao không nhớ không thương được, khi mà ngay trong giọt sữa mẹ ngày tôi chào đời đã chứa vị đậm đà của giọt nước sông quê. Ngày ấy, tất cả mọi thứ đều trong lành, mọi sinh hoạt đều gắn với nguồn nước sông, không chỉ tắm giặt, mẹ tôi còn gánh nước sông về, đổ vào vại gốm rồi lóng phèn để nước thật trong mà nấu nướng. Cái vị lờ lợ của dòng nước nơi cửa biển có lẽ đã ngấm vào tôi ngay từ lúc còn là bào thai trong bụng mẹ, ngấm vào làn da rắn rỏi và giọng nói chắc khỏe sau này. Xóm tôi có tên, nhưng người đi xa trở về cứ hỏi thăm “Xóm Bờ sông”. “Bờ sông” trở thành một danh từ riêng từ lúc nào chẳng rõ, nhưng cái con đường bờ sông ấy, tôi đã thuộc từng cái ổ gà.

 

Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

Con sông nhỏ ấy nước bốn mùa thay đổi. Vui nhất là vào những ngày hè, có một khúc sông luôn ngầu đục do bị lũ trẻ con chúng tôi quần thảo. Chẳng phân biệt gái trai, lớn bé, một lũ nhóc hàng chục đứa từ đầu làng tới cuối xóm tụ tập lại để nghịch phá nhiều hơn là tắm gội. Chúng tôi nghĩ ra đủ thứ trò, từ lặn ngụp kéo chân nhau, đến việc trèo lên những cành cây mọc vươn ra mặt nước rồi nhảy ùm xuống, có những đứa bạo gan hơn còn lộn vài vòng trước khi thả mình xuống mặt sông. Những buổi trưa hè, tiếng cười nói la hét chí chóe vang vọng cả một khúc sông, cho tới khi nào người nhà gọi năm lần bảy lượt cả bọn mới chịu lên bờ.

Cuối hạ là mùa mưa bão, nước sông dâng lên ngập đường. Những ngày mưa gió quật tơi bời, nhà ai cũng lo chằng chống nhà cửa. Bọn trẻ chúng tôi lại khoác manh áo mưa lò dò lội trên đường bắt những con cá ngược theo dòng nước đang tràn qua đường, đó vừa là thú vui, vừa là nguồn thực phẩm cho những ngày mưa bão. Lúc ấy tôi không nghĩ nó sẽ trở thành những hồi ức đẹp. Nhiều năm về sau, lần đầu tiên nghe được câu hát: “Tôi xa quê hương bao năm tháng qua. Nhưng trong trái tim không bao giờ xa. Lời mẹ ru con hiu hiu trưa hè. Mùa lụt nước lũ, bắt cá giữa đường”… (Quê hương tuổi thơ tôi-Từ Huy), tôi như thấy cảnh tượng cũ xưa của chính mình ngày ấy hiển hiện trước mặt, nước mắt ở đâu tự nối nhau lăn xuống một vùng ký ức thẳm xanh. Những đêm mưa bão, mẹ tôi bấm mười đầu ngón chân xuống mặt đất trơn như đổ mỡ, một tay nắm chặt tay tôi, một tay xách cây đèn chai, trên lưng là em tôi thơ dại phủ dưới lớp áo mưa cũn cỡn bước dọc theo triền sông để đem chúng tôi đi tránh bão ở xóm bên trong đê. Cái ngọn đèn leo lét giữa đêm mưa bão, gió như chỉ chực hất tung mẹ con tôi bất cứ lúc nào nếu không níu chặt vào nhau, nếu không bám chặt xuống đường. Tôi đã đi qua biết bao bão gió cuộc đời, song vẫn vững vàng như mười đầu ngón chân mẹ bám xuống mặt đường ngày ấy. Có phải nhờ những ngày tháng ấy mà tôi trưởng thành, tôi không biết, nhưng rõ ràng, tôi học được cách biết ơn, biết ơn cả những gì khắc nghiệt nhất giúp tôi lớn lên giữa cuộc đời.

Tôi đã đi qua rất nhiều những dòng sông, cả có tên và không tên dọc đất nước này. Trước dòng sông nào, tôi cũng nhớ đến một nếp nhà nằm yên bình bên dòng sông nhỏ, vẳng bên tai tôi là những tiếng cười nói vọng về từ ngày cũ, âm thanh của chiếc bơi chèo gõ nhịp vào mạn chiếc thuyền con trên mặt nước trong xanh. Và trước mắt tôi vẫn còn nguyên những đêm trăng bềnh bồng trôi trên sông nước với những câu chuyện tan vào đất trời, tưởng như không bao giờ có hồi kết…

Đào An Duyên

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...