Những bức tranh bằng phấn trắng của thầy khiến học trò mê mẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những bức tranh phong cảnh, con vật, biếm họa… được thầy Hùng vẽ trên bảng bằng phấn trắng khiến các học trò mê mẩn, gây “bão” cộng đồng mạng.

 

 



Theo đó, thời gian gần đây, vào mỗi tiết học, thầy Lê Đức Hùng (giáo viên Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) lại vẽ nên những bức tranh bằng phấn trắng trên bảng đẹp lung linh, việc làm của thầy Hùng tạo nên sự thích thú, hứng khởi cho học sinh và nhận được nhiều tán thưởng của cộng đồng mạng.

 

Thầy Lê Đức Hùng bên bức tranh bằng phấn trắng trên bảng. Ảnh: Đ.H
Thầy Lê Đức Hùng bên bức tranh bằng phấn trắng trên bảng. Ảnh: Đ.H




Các bức tranh thầy Hùng vẽ chủ yếu tập trung vào những chủ đề như danh lam thắng cảnh của đất nước, các con vật thân thuộc và cả những tranh cổ động, biếm họa.

Thầy Hùng chia sẻ, sở dĩ vẽ nên những bức tranh trên là xuất phát từ câu trả lời của các em học sinh trong 1 giờ học mỹ thuật:

“Tiết học ấy, tôi có giao đề bài cho các em vẽ về một danh lam thắng cảnh của đất nước mình. Tuy nhiên, các em nói rằng, Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp nhưng gia đình các em lại không có điều kiện đưa đi thăm quan, để được thấy…rồi để vẽ” – thầy Hùng nhớ lại.


 

Những bức tranh của thầy Hùng khiến các trò thích thú. Ảnh: Đ.H
Những bức tranh của thầy Hùng khiến các trò thích thú. Ảnh: Đ.H



Cũng theo thầy Hùng, sau câu trả lời khá trăn trở của các học trò, vào mỗi tiết học, thầy quyết định dùng phấn trắng, vẽ lên bảng những bức tranh về các danh thắng của đất nước, những con vật thân thuộc và cả những bức họa cổ động, biếm họa về cuộc sống.

Các bức tranh này, ngoài giúp học sinh hứng khởi hơn trong các tiết học, con mang lại cho các em sự hiểu biết về đất nước, con người và các giá trị trong cuộc sống.


 

Việc làm của thầy Hùng gây
Việc làm của thầy Hùng gây "sốt" mạng với hàng nghìn lượt thích, chia sẻ.



“Tôi luôn tâm niệm rằng, tranh dù có đẹp đến đâu, nếu vẽ bằng phấn trắng trên bảng cũng sẽ bị bay, bị xóa đi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, qua các bức tranh có thể giúp các em có cái nhìn rộng hơn, sâu sắc hơn về đất nước, con người Việt Nam và những giá trị cốt lõi trong cuộc sống, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0” – Thầy Hùng chia sẻ.

Những bức tranh thầy Hùng vẽ bằng phấn trên bảng.


 

 
Thành Nhà Hồ và Cầu Hàm Rồng (ở Thanh Hóa)
Thành Nhà Hồ và Cầu Hàm Rồng (ở Thanh Hóa)
 
Chùa Một Cột và Văn Miếu Quốc Tử Giám (ở Hà Nội)
Chùa Một Cột và Văn Miếu Quốc Tử Giám (ở Hà Nội)
 Cầu Vàng (ở Đà Nẵng)
Cầu Vàng (ở Đà Nẵng)
 Vịnh Hạ Long (ở Quảng Ninh)
Vịnh Hạ Long (ở Quảng Ninh)
 
 
 
Những con vật gần gũi trong cuộc sống.
Những con vật gần gũi trong cuộc sống.
 
 
 
 
 
Các bức tranh biếm họa được thầy Hùng vẽ trên bảng để truyền đi các thông điệp đến học trò.
Các bức tranh biếm họa được thầy Hùng vẽ trên bảng để truyền đi các thông điệp đến học trò.
Bức tranh thể hiện sự tri ân đến các thầy cô nhân ngày 20.11.
Bức tranh thể hiện sự tri ân đến các thầy cô nhân ngày 20.11.


Quách Du (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.