Những "bà đỡ" của rùa biển ở Bãi Thịt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bãi Thịt nằm cách TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) khoảng hơn 40km về hướng bắc, gần vịnh Vĩnh Hy xinh đẹp. Bãi Thịt từng nổi tiếng một thời với “lò sát sinh” rùa biển lộ thiên nằm trên bờ biển vắng người, hoang sơ nhưng tuyệt đẹp…
Từ nơi "sát sinh" rùa biển...
Bãi Thịt là nơi duy nhất trên đất liền của Đông Nam Á có quần thể rùa biển tìm đến đẻ trứng hằng năm (Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có bãi rùa biển đẻ hàng năm nhưng nằm giữa khơi, không giáp đất liền).
Bãi Thịt hiện nằm trong  VQG Núi Chúa (thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). Khu này đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Để đến được Bãi Thịt, chúng tôi phải được phép của Ban giám đốc VQG Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận.
Một ngày đầu tháng 3/2022 đầy nắng và gió, chúng tôi được anh Trượng Thanh Truyền - cán bộ VQG Núi Chúa dẫn bộ băng rừng, vượt qua nhiều dốc đá chênh vênh mới đến được Bãi Thịt. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống Bãi Thịt, chúng tôi cảm nhận đây là vùng biển tuyệt đẹp, nước xanh, cát trắng và tô điểm vào đó là những ghềnh đá tràn ra mặt nước biển. Phía trên vách núi có những tảng đá cheo leo, nhô ra biển nhìn rất ấn tượng. Sóng biển từ xa vỗ vào bờ từng đợt, tạo nên nước bọt trắng xóa như những cánh hoa xòe ra rộng lớn mà người dân thường gọi là hoa biển. Có thể nói, gió ở đây là đặc sản của miền nắng gió Ninh Thuận. Thời điểm chúng tôi đến, các nơi khác bình thường nhưng ở đây gió mạnh khủng khiếp, chỉ cần một sơ sẩy nhỏ là gió thổi bay luôn cả người xuống biển…
 
Chăm sóc ổ trứng rùa mẹ vừa đẻ. Ảnh: VQG Núi Chúa cung cấp
Chăm sóc ổ trứng rùa mẹ vừa đẻ. Ảnh: VQG Núi Chúa cung cấp
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Trần Văn Tiếp - Giám đốc VQG Núi Chúa cho biết, các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh vùng biển VQG Núi Chúa có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao. Nhất là khu hệ sinh thái rạn san hô với 350 loài san hô, trong đó có 15 họ và 46 loài san hô được ghi nhận là phân loại mới tại Việt Nam.
"Cũng chính cái cảm giác mạnh này mà thời gian vừa qua, có rất nhiều du khách tìm đến những vách đá cheo leo này để check-in trước đất trời lộng gió…" - anh Trượng Thanh Truyền cho hay.
Theo lời anh Trượng Thanh Truyền, nguyên nhân có tên gọi Bãi Thịt này bởi nhiều chục năm trước, người dân chưa hiểu hết về giá trị của loài rùa biển nên tìm đến đây săn bắt và xẻ thịt rùa biển. "Nhờ sự tuyên truyền của cơ quan chức năng nên người dân không sát hại rùa biển nữa mà quay sang bảo vệ loài rùa quý hiếm có trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Bãi Thịt ngày xưa giờ là vùng biển lành cho nhiều loại rùa da xanh, đồi mồi… tìm về sinh đẻ hàng năm đó nhà báo..." - anh Trượng Thanh Truyền bật mí.
"Buồng sinh" của rùa biển
Cũng theo lời anh Trượng Thanh Truyền, vào đầu tháng 4 đến 11 hàng năm, rùa tìm đến Bãi Thịt đẻ trứng. Cao điểm nhất là tháng 7 và 8, bởi lúc này cát trên bờ biển Bãi Thịt có nhiệt độ trung bình khoảng 32 độ C nên phù hợp cho trứng nở ra rùa con. Nhưng có một điều rất đặc biệt, nếu nhiệt độ nơi ổ trứng cao hơn 32 độ thì trứng sẽ nở thành rùa cái, nhiệt độ thấp hơn thì trứng nở thành rùa đực. "Làm việc ở đây lâu năm nhưng mỗi lần chứng kiến những chú rùa con ra đời và tập tành bơi ra đại dương rộng lớn, là mỗi lần tụi em hạnh phúc đến rơi nước mắt…" - anh Trượng Thanh Truyền thổ lộ.
Theo lời anh Truyền, vào mùa rùa biển lên đẻ trứng, các thành viên trong tổ bảo tồn đêm nào cũng gần như thức trắng để đi tìm dấu vết của rùa mẹ từ biển bơi lên Bãi Thịt tìm nơi đẻ trứng. Những bước chân người đi phải nhẹ nhàng để tránh tiếng ồn khiến rùa "mắc cỡ khó sinh".
 
Lực lượng cứu hộ chăm sóc và giải cứu rùa biển về đại dương. Ảnh: VQG Núi Chúa cung cấp
Lực lượng cứu hộ chăm sóc và giải cứu rùa biển về đại dương. Ảnh: VQG Núi Chúa cung cấp
Sau khi xác định những "buồng sinh" của rùa biển, các thành viên của tổ bảo vệ liên tục tuần tra, theo dõi, ghi nhận các thông tin. Theo anh Truyền, thông thường, ban đêm rùa mẹ mới từ biển lên bãi cát rồi dùng hai chân trước bới thành ổ rộng. Sau đó, rùa mẹ dùng hai chân sau đào một hố nhỏ, sâu từ 30- 40cm mới đẻ trứng vào hố. Sau khi đẻ xong, rùa mẹ lấp cát vào ổ nhằm bảo vệ trứng. Nếu thuận tiện, rùa mẹ đẻ trứng khoảng 2 giờ liền rồi vội vã về lại với đại dương bao la…
Theo anh Truyền, mỗi lần rùa mẹ sinh từ 80 - 120 quả trứng. Ngay sau đó, các thành viên của tổ cứu hộ tiến hành nhập ngày, tháng rùa đẻ, theo dõi thời gian trứng rùa nở để kiểm tra…
"Đây là thời gian quan trọng, tổ tuần tra bảo vệ ổ trứng 24/24, không cho các loài thiên địch phá hoại và cũng không cho người lạ đến gần. Khoảng từ 40 - 60 ngày sau, rùa con sẽ nở, lúc này chúng tôi đứng sẵn trên bờ biển chờ làm nhiệm vụ cứu hộ và hộ tống rùa con về biển an toàn. Những con rùa con này, sau nhiều năm tháng sống lang thang ở đại dương xanh, khi trưởng thành, chúng sẽ quay lại nơi sinh ra để tiếp tục đẻ trứng và duy trì nói giống…" - anh Truyền nói.
Bảo vệ rùa biển trong khu Dự trữ sinh quyển Núi Chúa
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa là một trong những khu vực ưu tiên bảo vệ, phục hồi sinh cảnh, bãi đẻ cho các loài rùa biển.
Ngày 15/9/2021, VQG Núi Chúa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới với tổng diện tích trên 106.646 ha. Trong đó, vùng lõi trên 15.752ha, vùng đệm trên 48.761ha và vùng chuyển tiếp trên 42.131ha. Đây là khu vực có hệ sinh thái rừng và biển rất đa dạng, phong phú.
 
Rùa con chuẩn bị về biển xanh. Ảnh: V G Núi Chúa cung cấp.
Rùa con chuẩn bị về biển xanh. Ảnh: VQG Núi Chúa cung cấp
Theo dự kiến, trong tháng 4/2022, UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận của UNESCO.
UBND tỉnh Ninh Thuận cũng yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp với Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa tăng cường bảo vệ loài rùa biển; kiểm tra, giám sát chặt chẽ để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến, tiêu thụ rùa biển, trứng và các bộ phận của rùa biển...
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Trần Văn Tiếp - Giám đốc VQG Núi Chúa cho biết, các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh vùng biển VQG Núi Chúa có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao. Nhất là khu hệ sinh thái rạn san hô với 350 loài san hô, trong đó có 15 họ và 46 loài san hô được ghi nhận là phân loại mới tại Việt Nam.
Cũng theo, ông Trần Văn Tiếp, trong những năm qua, Vườn phối hợp với các đơn vị, tổ chức nghiên cứu khoa học trong, ngoài nước điều tra, đánh giá tiềm năng, xây dựng dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển trong phạm vi khu bảo tồn để làm cơ sở triển khai các dự án bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái biển.
Vườn đang triển khai đồng bộ nhiều phương án, giải pháp để bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển và nơi sinh cư của chúng cùng các loài thủy sinh nguy cấp, quý hiếm khác. Vườn đã xây dựng và duy trì các vùng bảo vệ nghiêm ngặt rùa biển tại các bãi đẻ trong khu vực; xây dựng trạm bảo tồn rùa, thành lập các tổ tình nguyện viên cùng tham gia bảo vệ rùa biển. Đồng thời, vườn xây dựng khu vực cứu hộ sinh vật biển để tiếp nhận, cứu hộ, chữa trị, nuôi huấn luyện rùa bị nuôi nhốt, đánh bắt, đảm bảo đủ các điều kiện để rùa tự sinh sống được trước khi thả ra môi trường tự nhiên. 
Theo Bùi Phụ (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.