Nhọc nhằn nghề biên đạo múa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là công việc “kén” người, đòi hỏi nhiều phẩm chất đi kèm với khả năng tư duy, sáng tạo, biên đạo múa là nghề vất vả, nhọc nhằn. Dù vậy, bằng tình yêu nghề, các nghệ sĩ biên đạo múa không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn đem lại chất lượng tốt cho tác phẩm nghệ thuật.
Gần đây nhất, tại Hội thi múa không chuyên toàn quốc do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức vào đầu tháng 6-2022, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San đã mang về 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc. Đại diện Gia Lai cũng là 1 trong số 10 đơn vị được trao huy chương vàng cho chương trình xuất sắc nhất. Kết quả này khẳng định vai trò quan trọng của các biên đạo múa.
Trò chuyện với chúng tôi sau một buổi tập luyện cùng tập thể diễn viên, nghệ sĩ múa Trần Thị Hồng Mai cho biết: Chị “đầu quân” về Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San vào tháng 7-2011, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh. Từ năm 2012, chị đã bắt đầu dàn dựng một số tiết mục đơn giản. 5 năm sau đó, Hồng Mai quyết định đăng ký học chuyên ngành Biên đạo múa Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Và tác phẩm “Khát vọng hồi sinh”-huy chương vàng tại Hội thi múa không chuyên toàn quốc 2022 là phần thưởng mang đến sự bất ngờ và niềm vui khó tả đối với một biên đạo trẻ.
Khác với hình dung của nhiều người, nghề biên đạo múa đòi hỏi sự khổ công chứ không hề nhẹ nhàng, đơn giản. Nói về tác phẩm múa dân gian đương đại “Khát vọng hồi sinh”, Hồng Mai cho hay, đây là một bước phát triển, biến tấu từ “Tượng mồ đêm trăng”-tác phẩm báo cáo tốt nghiệp trước đó. Để dàn dựng bài múa này, chị đã đọc khá nhiều tư liệu, tham khảo kinh nghiệm người đi trước, dự lễ pơ thi để cảm nhận và hiểu thêm về văn hóa đặc sắc của đồng bào Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh. Từ lúc viết kịch bản cho đến khi hoàn thành và chuyển tải thành ngôn ngữ múa, chị mất đến 1 năm ròng. Chị mất ngủ mấy đêm liền để suy nghĩ, tìm tòi cách thể hiện mới nhằm thoát ra khỏi lối mòn quen thuộc. Bứt phá, định hình phong cách là điều mà biên đạo múa nào cũng phải vươn đến để khẳng định chỗ đứng trong nghề.
Diễn viên-biên đạo múa Trần Thị Hồng Mai (bìa phải) trong một tiết mục của Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San. Ảnh: Lam Nguyên
Diễn viên-biên đạo múa Trần Thị Hồng Mai (bìa phải) trong một tiết mục của Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San. Ảnh: Lam Nguyên
Hồng Mai chia sẻ: Vừa đảm trách vai trò biên đạo, vừa là diễn viên nên chị phải nỗ lực rất lớn, có lúc phải đối mặt với những chấn thương khi thực hiện một số kỹ thuật khó như bưng bê, chồng hình… Năm 2012, trong một buổi tập, chị từng bị chấn thương ở bàn chân, phải bó bột 2 tháng mới có thể tiếp tục làm nghề. Chị vui vẻ: “Nhiều khi chăm chú vào động tác, bố cục, đội hình cho diễn viên nên đến khi vào bài thì có lúc bản thân lại quên mất là mình đang đứng đâu, thực hiện động tác gì!”. 
Trong khi đó, nói về công việc lắm nhọc nhằn này, Nghệ sĩ Ưu tú Trần Quang Tâm-nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San-khẳng định: “Biên đạo múa là nghề không phải ai cũng có thể làm được”. Với những trải nghiệm qua 43 năm làm nghề, ông đúc kết: Biên đạo múa phải tìm tòi, học hỏi từ sự quan sát thầm lặng và nghiên cứu tích lũy vốn văn hóa. Khi tích lũy đủ sẽ tạo sự chuyển hóa, giúp sáng tạo nên những sản phẩm chất lượng. Đặc biệt, ông nhấn mạnh tính vị tha của người biên đạo, nếu không sẽ không thể thiết lập được quan hệ hài hòa với cái tôi của từng diễn viên. “Không chỉ là quan hệ tôi-âm nhạc mà còn với diễn viên, tập thể. Không chỉ là chuyện chuyên môn mà còn phải xử lý những chuyện phát sinh bên lề”-ông nói. 
Nghệ sĩ Lê Hoài Liễu-Phó Trưởng đoàn nghệ thuật Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San: “Hiện nay Nhà hát có 5 biên đạo múa, trong đó có 3 người được đào tạo bài bản. Vai trò của họ rất quan trọng bởi ngoài các tiết mục múa độc lập thì hầu hết các tiết mục khác đều cần sự hỗ trợ của diễn viên múa nhằm đảm bảo cả phần nghe lẫn phần nhìn. Nếu không có người biên đạo giỏi thổi hồn vào tác phẩm thì các diễn viên chỉ là “thợ múa”. 
Vì là nghề đầy khắc nghiệt nên đã có lúc ông nghĩ nghề không chọn mình, nhưng với sự nỗ lực không ngừng cùng sự dìu dắt của Nghệ sĩ Nhân dân Y Brơm, Nghệ sĩ Ưu tú Quang Tâm đã đi từ giải thưởng này đến thành công khác với các tác phẩm đậm chất Tây Nguyên. Chỉ tính riêng Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, Nghệ sĩ Ưu tú Quang Tâm đã vinh dự được trao tặng 3 huy chương vàng, 6 huy chương bạc. Nói về thành tựu đạt được, ông cũng không quên nhắc đến những lúc đi bộ lang thang trên đường phố hàng giờ, trong vô định, đầu óc không thôi suy nghĩ tìm cái tứ cho một tác phẩm nào đó. Có đề tài ông ấp ủ đến… 6 năm trời như tác phẩm thơ múa “Chuyện tình Chư Hdrông”-Huy chương vàng Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012.
“Tôi từng nói với học trò, trong đó có Hồng Mai rằng: Có rất nhiều thứ ràng buộc người nghệ sĩ như kinh phí, con người, cơ chế… Vì vậy, không phải ngày một ngày hai mà có tác phẩm hay phục vụ công chúng. Để vươn đến nghệ thuật đích thực thì phải là người cầu tiến, không nản lòng. Và hãy xem giải thưởng là bước đệm để tiếp tục cống hiến không ngừng”-Nghệ sĩ Ưu tú Quang Tâm chia sẻ, nhắn nhủ với lớp nghệ sĩ kế thừa.
LAM NGUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.