Nhớ tiếng chuông thanh thoát hương lành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi tiếng chuông là một đóa sen nở trong lòng người, là lời thệ nguyện suốt đời hành thiện theo hạnh từ bi...

 Tiếng chuông từ bờ bắc sông Hương vọng sang bờ nam, chậm rãi băng qua mặt nước êm đềm của dòng Hương, băng qua những ngọn lúa xanh rì đồng Bàu Vá... Ảnh: Bùi Ngọc Long
Tiếng chuông từ bờ bắc sông Hương vọng sang bờ nam, chậm rãi băng qua mặt nước êm đềm của dòng Hương, băng qua những ngọn lúa xanh rì đồng Bàu Vá... Ảnh: Bùi Ngọc Long



Huế của những thập niên 1980, giấc đêm thường yên tĩnh trầm mặc, không tiếng động cơ xe máy ầm ào, chỉ có tiếng xình xịch của nhà máy đèn ở cầu Kho Rèn (nay là Sở Điện lực Thừa Thiên - Huế) và những hồi chuông công phu được đánh vào lúc 19 giờ 30 và 3 giờ 30 rạng sáng mỗi ngày.

Như một thói quen, mạ lò dò rời khỏi giường, nhen bếp lửa bắc nồi cơm cho bữa sáng, chị em tôi ôm nhau rúc trong chăn nằm nướng, đếm từng hồi chuông chùa Thiên Mụ vọng ngân. Tiếng chuông từ bờ bắc sông Hương vọng sang bờ nam, chậm rãi băng qua mặt nước êm đềm của dòng Hương, băng qua những ngọn lúa xanh rì đồng Bàu Vá. Tiếng chuông là một chiếc đồng hồ báo thức gọi bác nông dân dậy sớm theo thói quen bên ấm nước chè chuẩn bị ra đồng, người quảy gánh su su, cà rốt kịp buổi đường xa chợ sớm, những cô cậu học trò chăm chỉ siêng năng ôn bài lần nữa trước khi đến trường.

Cách nhà tôi một hàng tre là ngôi chùa Thiên Hòa, những hồi chuông bát nhã khi trầm khi bổng, khi dồn dập khi khoan thai mỗi ngày rằm, mồng một hoặc vào những ngày cúng giỗ, rằm tháng Tư, rằm Vu Lan... đã in đậm vào những dòng ký ức của lũ trẻ xóm Chùa chúng tôi. Dường như tiếng chuông ở đâu cũng vậy, từ những ngôi cổ tự như Thiên Mụ, Thiên Hòa, Tường Vân... đến những ngôi chùa mới lập, tiếng chuông đều chung một đặc điểm là ngân vọng, vang xa và thẩm thấu lòng người. Tiếng chuông bàng bạc, như làn khói mỏng manh giăng mờ trên mặt nước, rồi chợt loang dần, loang dần, lay động đến tận cùng những gì còn sâu kín dưới đáy sông.

Tiếng chuông mang theo hương thơm của những nhành thạch xương bồ, băng qua những thành quách cổ kính trầm mặc ngàn năm. Tiếng chuông kể chuyện dòng sông, những trang lịch sử vương triều bi ai và hùng tráng. Tiếng chuông nhẹ thoát sớm mai cho cây lúa trổ bông, cho hoa bưởi thêm ngạt ngào hương sắc, giọt sương đêm long lanh ướt đọng trên ngọn cỏ, ông mặt trời cũng vừa mỉm cười trên cao. Tiếng chuông vỗ về, cho những khi bất chợt thấy cuộc đời là những áng mây mờ xám xịt. Chuông cho ta tìm lại những sắc màu bình yên, bỗng thấy thương thân phận người, nhân duyên chập chùng trách nhiệm ràng buộc, hiện tại này còn luyến lưu nhiều lắm.

Tiếng chuông là lời thức tỉnh, cho đóa từ tâm chợt nở rộ trước những ý niệm thảng chợt không hay, để lòng hướng thiện quay về bờ giác, rũ bỏ lòng tham giận si mê, thanh thoát hương lành. Chắp tay khấn cầu bên tiếng mõ lời kinh, tiếng chuông cho người người hướng nguyện thân tâm tinh tấn và nguyện lánh xa điều dữ, nguyện làm việc lành. Mỗi tiếng chuông là một đóa sen nở trong lòng người, là lời thệ nguyện suốt đời hành thiện theo hạnh từ bi. Tiếng chuông không phân biệt thân phận sang hèn, như những giọt cam lồ rưới yêu thương mát mẻ khắp nhân gian, chỉ còn những vòng tay rộng mở chan hòa thân ái. Không kỳ thị màu da, giới tính, giai cấp, tiếng chuông là thông điệp hòa bình trên toàn thể chúng sinh. Tiếng chuông cứ như thế mà nhẹ nhàng đi vào tâm thức, đi vào văn học, nghệ thuật...

Rời quê mẹ ta dấn thân vào chợ đời trôi nổi, làm sao có thể quên đêm thao thức trằn trọc chờ tiếng chuông báo hiệu giờ lên đường, còi tàu sân ga đang đợi người vào cuộc gian nan. Và ngày hôm nay khi những bước chân đã quá mỏi mệt, ta muốn rũ sạch bụi đường tìm về bên mái nhà một thuở, trên chiếc giường năm xưa ta lại bồi hồi lần tìm những hồi ức bao năm qua, những trang giấy tâm hồn tưởng đã rêu xanh phủ mờ trong tâm khảm, để chợt thảng thốt biết mình đang chờ đợi, đang tìm kiếm một thanh âm ngày cũ.

Tiếng chuông vẫn như người mẹ già cần mẫn, bao dung, chậm rãi đưa ta qua những hồi chuông công phu của cuộc đời đang rộng vòng tay yêu thương đón đợi!


 

 

Theo TRANG THÙY (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.