Nhớ mùa đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa đông năm ấy, xứ Quảng quê tôi sao mà lạnh. Trời mưa lâm thâm suốt ngày. Nước ngập trắng bờ, trắng bãi. Nhà tôi ở trong một khu vườn tuy cao ráo nhưng nước đã mấp mé ngoài sân. Chỉ riêng có khu rừng Phú Quý như tấm bình phong trước khu nhà, nơi mà tôi và lũ trẻ chăn bò thường hay hái sim, hái móc là ngạo nghễ với bao mùa nước lụt. Mùa này, nhìn khu rừng rậm rạp, thâm u, tôi có cảm giác mình đang ở chốn thâm sơn cùng cốc.
Đêm buông xuống, tiếng côn trùng, ếch nhái hợp nhau làm thành dàn đồng ca trùm lên cả không gian hòa cùng tiếng mưa rơi đều trên mái tranh nghe buồn tê tái. Bên ngọn đèn dầu leo lét, mẹ tôi ngồi co ro, nheo mắt khâu lại mấy chiếc áo bung chỉ cho các em.
Tôi nằm trên chiếc giường tre với tấm chăn mỏng cố dỗ giấc ngủ. Nhưng cái lạnh như cắt cùng tiếng gọi bạn của lũ ễnh ương từ cái ao ngập nước bên góc vườn khiến tôi không thể nào chợp mắt. Có lẽ sợ người ta ngủ quên không nghe “dàn hợp xướng” nên lũ ễnh ương càng cố cất cao giọng…
Mẹ tôi khâu xong chiếc áo, đứng dậy kéo chăn đắp lại cho các em rồi nằm xuống. Thấy mẹ trăn qua trở lại, khó chợp mắt được, tôi đâm lo. “Lạnh quá, mẹ khó ngủ hả mẹ? Con đi cời than để sưởi ấm nghe!”. Tôi kéo chăn chuẩn bị ngồi dậy thì mẹ bảo: “Không lạnh lắm đâu con à! Mấy con ễnh ương nó kêu to quá, mẹ khó ngủ chút thôi”.
Tôi lồm cồm bước xuống giường, khơi ngọn đèn tỏ hơn rồi mở cửa ra ngoài. Gió rét đến tê người. Tôi đến bên đống đá vụn trước sân, cầm vài cục ném xuống ao bên góc vườn. Tiếng lũ ễnh ương ngưng bặt. Mẹ hỏi: “Con đang làm cái gì ngoài sân thế?”. “Dạ, con đuổi mấy con ễnh ương, nó ồn không ngủ được!”. “Kệ nó mà. Nằm một chặp sẽ quen tai thôi”. Tôi vặn nhỏ ngọn đèn, lại nằm xuống cố giữ im lặng. Được một lúc, tôi đang thiu thiu chợp mắt thì tiếng uềnh oang của ếch gọi bạn lại trỗi dậy…
Không phải đây là lần đầu tôi nghe tiếng kêu của chúng. Lạ thay, cái đêm hôm ấy, thứ âm thanh đồng nội đã xoáy vào cõi lòng sâu thẳm của tôi một nỗi buồn man mác. Từ khi ba tôi qua đời, mấy mẹ con còn lại cảm thấy quạnh quẽ hơn. Tiếng uềnh oang trong mùa yêu đương của đám ễnh ương cứ loang trên dòng nước lũ, dội vào khu rừng thành một thứ âm thanh rền vang như ở cõi mênh mang nào xa lạ…
 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Khi tôi lớn khôn rời tổ ấm của mẹ thì tất cả điều bình dị của quê nhà đều trở nên thân thương, đáng nhớ. Gần đây, tôi cắt phép về thăm mẹ cũng vào mùa đông mưa sũng ướt miền Trung. Ngôi nhà xưa giờ đã cất lại khang trang hơn. Cái lạnh lẽo của khu vườn ẩm ướt ngày nào cũng đã vơi bớt nỗi quạnh hiu. Chỉ thấy mẹ ngày càng như chiếc lá vàng trước ngõ…
Xóm Nam Mú đã ít nhiều đổi thay. Nhà nhà tụ hội đông vui hơn. Đêm ngủ lại căn nhà xây cấp 4 của mẹ tuy ấm áp hơn nhưng tôi cũng không thể nào chợp mắt được. Tiếng mưa vẫn rơi đều đặn trên mái tôn. Mẹ vẫn còn chứng bệnh khó ngủ…
Thấy tôi trằn trọc hoài, mẹ hỏi: “Lạnh quá, khó ngủ hả con? Để mẹ cời ít than cho ấm nhé!”. Tôi vội ngăn mẹ: “Không đâu mẹ! Chăn bông thế này lạnh sao được. Chỉ có điều con cảm thấy thiêu thiếu cái gì đó…”. “À, mẹ biết rồi! Con nhớ tiếng ễnh ương chứ gì? Mẹ đã cho lấp mấy cái ao để lấy đất trồng rau rồi. Từ ngày con đường cao tốc đi qua rừng, mọi cái dường như đổi thay. Mùa này vắng tiếng gọi bạn của chúng, mẹ cũng nhớ lắm!”. 
Đêm ấy dường như trong mơ, tôi nghe thấy đâu đó vang lên âm thanh quen thuộc của lũ ếch; đến khi thức giấc thì trời đã sáng và cơn mưa cuối đông đã ngớt tự khi nào! 
BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.