Nhớ mùa Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi bầu trời chuyển dần sang màu xám nhạt, khi mặt trời biếng lười tỏa nắng và khi hầu hết cây cối thi nhau trút bỏ bộ lá vàng, còn lại là những cành lá khẳng khiu, trơ trịu, ấy là lúc đông về.
 

 

Mùa đông! Tiết trời lúc nào cũng nằng nặng như đang chất chứa một nỗi niềm gì đó. Trời lạnh và khô. Cơn gió mùa đông làm run rẩy mọi vật. Nhìn những chiếc lá vàng khô xao xác cuộn vào một góc, tôi lại nhớ đến mùa đông của một thời xa ngái. Cái ngày tôi còn là một cô con gái ngây thơ quẩn quanh bên cha mẹ, bên lũy tre đầu làng, bên hàng dâm bụt đầu ngõ.
 
Đông về, mẹ lấy từ trong rương ra mớ quần áo ấm đã cất kĩ sau đợt lạnh cuối cùng của mùa đông trước cho chị em chúng tôi mặc. Áo len mẹ tự tay đan cho các con, hai, ba năm vẫn vừa in khin khít.
 
Đông về, bếp củi của mẹ chẳng khi nào nguội lửa. Dù trời lạnh, mẹ vẫn dậy sớm như thường lệ. Mẹ nhóm lửa để nấu nướng cơm nước, để hơ tay, để giữ ấm gian bếp. Để khi cha tôi dậy đã có bình trà nóng chờ sẵn, chị em tôi dậy có nước ấm đánh răng rửa mặt. Rồi cả nhà tôi sẽ ngồi xúm bên bếp lửa hơ tay, quây quần bên rổ khoai luộc nóng hôi hổi còn nghi ngút khói. Tiếng nói cười cứ vang lên không ngớt ấm cả mùa đông lạnh. Thi thoảng chị em tôi lại tranh thủ tro nóng có sẵn của bếp lửa mà vùi vào đó củ sắn, củ khoai. Chờ cho chúng chín thì lấy ra, bóc lớp vỏ cháy đen đi, bẻ đôi chia cho nhau, vừa ăn vừa nhìn làn khói mỏng manh bay lên. Mùi sắn, khoai thơm tràn gian bếp nhỏ.
 
Tôi nhớ mùa đông của bao năm xa lắc, khi những cơn gió lạnh đầu đông tràn về đã làm khô cong cuống rạ, tôi lũn cũn xách giỏ theo cha bắt những con ốc nằm ngửa miệng trên từng vũng bùn khô nước của ruộng lúa đã qua mùa gặt hái. Tôi hí hửng khi giỏ ốc cứ nặng dần. Về nhà, mẹ tôi sẽ ngâm ốc vào chậu nước cho chúng nhả hết bùn đất trong miệng, trong bụng ra, rồi rửa đi rửa lại nhiều lần cho thật sạch. Ít thì mẹ sẽ luộc để cả nhà ăn chơi, nhiều thì hứa hẹn sẽ có nồi chuối xanh nấu ốc ngon tuyệt vời. Bữa ăn dân dã ngày ấy sao mà ngon đến vậy, ngon suốt cả tuổi thơ tôi, ngon đến tận bây giờ.
 
Có những mùa đông, trời lạnh se lạnh sắt. Dù mặc bao nhiêu quần áo ấm thì hai hàm răng vẫn va vào nhau lập cập mỗi khi gặp cơn gió lùa qua. Đôi bàn tay cứng lại, làm việc gì cũng lóng ngóng vụng về. Vậy mà bao công việc bộn bề của một ngày mẹ vẫn lo toan đâu vào đấy.
 
Những đêm mùa đông, mẹ sẽ đi nằm trước để “sưởi ấm” chăn chiếu đang lạnh ngắt lạnh ngơ, để khi chị em tôi lên giường không phải co rụt lại vì chạm vào chiếu chăn lạnh. Chúng tôi sẽ nằm nép chặt vào bên mẹ để tìm hơi ấm cho giấc ngủ ngoan hiền, y như đàn gà con núp dưới hai bên cánh mẹ.
 
Giờ đây, những kỉ niệm ấy đã nằm sâu trong một miền kí ức. Tôi lớn lên, lấy chồng và lập nghiệp ở một nơi xa - nơi mà mùa đông chỉ thoáng qua trong cái se se lạnh đòi người ta phải khoác lên mình hững hờ một cái áo ấm mỏng chứ không lạnh run rẩy từng cơn như ngoài Bắc. Ngồi giữa mùa đông này, tôi lại nhớ quê mình, nhớ mẹ cha và những mùa đông xưa cũ để nghe lòng mình ngân lên giai điệu nhớ thương về một thuở dại khờ trong vòng tay cha mẹ.
 
Ngồi nhớ mùa đông, nghe hơi ấm trào dâng.

 

Theo TRƯƠNG THÚY (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...