Nhớ một ngày xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã thấy những chộn rộn ngoài đường rồi. Những sắc hồng đào Phú Thượng, Nhật Tân bắt đầu bung nở.
Hoa đào xuống phố từ trước Tết cả tháng để phục vụ người dân Hà Nội. Ảnh: NGÔ NHUNG
Hoa đào xuống phố từ trước Tết cả tháng để phục vụ người dân Hà Nội. Ảnh: NGÔ NHUNG
Những cội gộc, già cũ, sần nứt những vỏ, sậm nâu hoặc pha rêu bám, tạo các thế theo cảm nhận từng người, hoặc to hoặc nhỏ, đã đánh vừng và đặt vào chậu. Nâu đỏ giả sành hoặc sứ vân hoa.
Quất Quảng An, Tứ Liên lúc lỉu quả vàng, cũng đã sắp rung rinh đường xe chạy. Quất đẹp là đủ tứ quý: quả chín, quả xanh, hoa và lộc non.
Thược dược, violet, cúc, ly, hồng... cũng đã sắp đầy phố, chuẩn bị cho một nguyên đán.
Chả mấy ngày nữa, câu đầu môi sẽ là: Sắm Tết đến đâu rồi?... với những nụ cười, những hỏi han. Tất nhiên, Tết giờ khác nhiều Tết xưa, không có quá nhiều những toan lo và bấn bíu.
Tết xưa, chập này đã bấn lên lo mượn thùng nấu bánh. Hoặc vài nhà chung nhau, hẹn ngày cùng nấu. Chung củi, chung nồi và chung cả thức canh.
Bố sẽ chằng buộc nay một bó, mai một bó củi mua từ mậu dịch, cửa hàng chất đốt. Mẹ nhờ vả mua gom mớ lá dong xanh, bản đẹp và lành lặn, không rách lá là mừng lắm.
Gạo nếp, đỗ xanh phải gom từ một, hai tháng trước. Cậy nhờ không được ở mậu dịch thì kiểu gì cũng mua chợ ít thịt nhân bánh.
Trông bánh là một cái thú. Lùi vào gầm than ít khoai lang, xuýt xoa nóng rẫy mà hít hà hơi tỏa khói từ món quà dân dã. Nứt nẻ mà rạng hồng đôi má, long lanh ánh mắt thơ.
Trẻ con, kiểu gì cũng có mỗi đứa một cái bánh chưng nhỏ. Bánh chín chưa nén, đã nhao nhao tung tẩy tấm bánh con, hào hứng và run rẩy niềm vui thích bóc ngay ra mà chén. Chả cần nén rền nữa.
Tấm áo mới, lại có quần mới thì hồi hộp lắm. Nao nao hết đêm 30, mồng Một chưa rõ mặt người đã cựa quậy với niềm thao thiết con trẻ, mong sáng mặt trời lên để dậy diện bộ đồ mới.
Chuẩn bị sẵn một túi ni-lông nhỏ đựng tiền mừng tuổi. Được châm lửa cho dây pháo treo sẵn tống cựu nghênh tân thì thích chả gì bằng.
Tết xưa, những quện vương thơm mùi khói pháo không thể nào quên, vẫn lẩn quất như không gian đó vẫn còn khi nhớ về.
Tết mứt bí, trứng chim, mứt gừng, mứt quả tự làm, mứt dừa với bánh kẹo Hải Hà hoặc Hà Nội - những thương hiệu quen xưa đã thành dĩ vãng.
Tết rượu Chanh, rượu Cam hay sang hơn là chai Lúa Mới đã khai tử. Bây giờ là Tết Chivas hay Macallan...
Thực phẩm đa dạng, rất nhiều cũng không thay được bánh chưng. Hoa tuy nhiều nhưng thược dược, violet và lay-ơn vẫn ấm áp và có phong vị riêng cho ngày Tết.
Lá mùi già tắm tất niên thì chả có xà phòng hay sữa tắm nào thay thế được.
Nhớ về một ngày xưa.
Theo Phong Ca (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.