Hương rượu ghè ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 10 năm trở lại đây, cơ sở rượu ghè Tuyết của bà Đinh Thị H'Phiên ở thị trấn Đak Pơ đã cung cấp ra thị trường hàng chục ngàn ghè rượu, đưa chúng trở thành món quà ý nghĩa mỗi dịp Tết đến xuân về.

 

Khi còn công tác tại TP. Pleiku, những lúc rảnh rỗi, bà H'Phiên thường tranh thủ nấu rượu ghè để uống vào các dịp lễ, Tết và đãi khách. Vị rượu ghè đậm đà của bà H'Phiên được mọi người truyền tai nhau. Thế là mỗi năm, bạn bè các nơi lại dặn bà nấu thêm vài ghè rượu để mua về uống vào dịp Tết. Sau khi về hưu, bà chuyển về sinh sống tại làng Leng Tô (thị trấn Đak Pơ). Bằng những kinh nghiệm được mẹ truyền lại và do bà tích lũy suốt bao năm, bà H'Phiên bắt đầu nấu rượu ghè để bán ra thị trường và gây dựng thương hiệu rượu ghè Tuyết.

Bà H'Phiên bên những ghè rượu thành phẩm. Ảnh: N.H
Bà H'Phiên bên những ghè rượu thành phẩm. Ảnh: N.H



Để có rượu ngon dịp Tết, năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 11 Âm lịch, bà H'Phiên cùng các con cháu lại tất bật chuẩn bị ủ rượu. Rượu của gia đình bà được làm từ bo bo và bông cỏ. Bo bo sau khi thu hoạch về đem phơi khô, mang đi xay xát để loại bỏ lớp vỏ trấu; bông cỏ thì đem phơi rồi dùng cây đập lấy hạt. Cả 2 loại nguyên liệu sau đó được nấu chín, rải ra nia cho nguội rồi rắc men lên. Tiếp tục trộn đều 2 nguyên liệu này lại với nhau, ủ 2 ngày, 2 đêm rồi bỏ vào từng ghè; cuối cùng phủ lên miệng ghè miếng lá chuối, thêm miếng vải đỏ cho đẹp mắt rồi buộc thật chặt nhằm giữ nhiệt và ngăn không thoát hơi men, sau 1 tháng là có thể uống được. “Men rượu này mình làm hoàn toàn từ tự nhiên. Thành phần chính là vỏ cây hyam trên rừng, gạo, ớt bay, gừng, riềng và một số loại lá, rễ cây rừng… Mình đem giã, trộn lại, rồi nắn thành từng miếng, treo gác bếp để men không bị hỏng và đảm bảo độ thơm ngon của rượu. Rượu được làm từ men tự nhiên này rất ngon, ngọt, có mùi thơm dịu nhẹ”-bà H'Phiên chia sẻ.

10 năm nay, rượu ghè Tuyết đã không còn là cái tên lạ lẫm với người dân huyện Đak Pơ. Không chỉ vậy, rượu ghè Tuyết đã xuất hiện ở nhiều nơi từ Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định đến TP. Hồ Chí Minh. Trung bình mỗi ngày, gia đình bà H'Phiên nấu khoảng 10-12 nồi bo bo và bông cỏ để ủ rượu. Mỗi nồi như vậy, bà ủ được khoảng 10 ghè. Mỗi khi có khách gọi, bà lại chở ghè đến giao tận nơi. Riêng Tết này, bà ủ hơn 200 ghè để cung cấp ra thị trường. Mỗi ghè có giá 250.000-500.000 đồng với 3 hương vị gồm: bo bo, bông cỏ và thập cẩm (bo bo và bông cỏ).

“Từ khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã dạy phải cố gắng giữ được loại thức uống truyền thống này để truyền lại cho con cháu. Hầu hết bà con mình đều biết ủ rượu, nhưng tùy vào cách thức của mỗi người mà sẽ tạo ra những hương vị khác nhau. Rượu ghè làm bán không chỉ giúp có thêm nguồn thu nhập mà còn góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc mình”-bà H'Phiên bộc bạch.

Ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-cho biết: Sản phẩm rượu ghè Tuyết vừa được UBND huyện Đak Pơ trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2019. Thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030, huyện Đak Pơ đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận sản phẩm rượu ghè Tuyết là sản phẩm đặc trưng của địa phương.

 NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...