Nhớ khói lam chiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Nhớ sao màu khói lam chiều/Cuối thu mái lá mỹ miều bóng quê/Cỏ non phủ lối ta về/Thương chiều nắng nhạt bờ đê gió lùa/Đồi nương nở tím hoa mua/Bếp hồng mẹ đợi mấy mùa thu sang”. Mỗi lần đọc những câu thơ này của tác giả Đình Tiên, lòng tôi lại trào dâng nỗi nhớ quê nhà, nhớ tuổi thơ với bao kỷ niệm êm đềm.
Quê tôi là vùng bán sơn địa. Nhà tôi ở giữa khu vườn đầy hoa trái do nội để lại, xung quanh là cánh đồng lúa 2 vụ, phía Đông là gò cao, sau khu vườn chênh chếch phía Tây là dòng sông nhỏ. Mùa khô, sông cạn có thể lội sang xóm trên để tìm bạn đánh đáo, bắn bi. Mùa đông, nước về ngập đồng, tôi phải ở trọ nhà người quen xóm dưới để đi học.
Còn nhớ, mỗi lần tan học, tôi phải băng qua dải đồi cao, rồi men theo bờ ruộng mới về đến nhà. Nhà tôi không rộng lắm, chỉ có 2 gian và chái bếp, có mái hiên sau để chứa củi khô dùng đun bếp quanh năm. Từ trên đồi cao nhìn về khu vườn nhà mình, tôi thấy hàng cau cao vút, xa xa là hàng dừa và những bụi chuối xanh um. Bao quanh khu vườn là những lùm tre ken dày và hàng cây mù u đứng như sóng đũa. Vườn nhà khá rộng, cha mẹ tôi trồng rau củ quanh năm, mùa nào thức ấy. Gia đình tôi tuy không dư giả nhưng quanh năm đủ ăn. Tôi thấm đẫm nét quê, tuổi thơ lớn lên cùng rạ rơm, khói bếp. 
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Cứ mỗi độ thu về, vườn nhà lá rụng ngập lối. Ngày nào mẹ tôi cũng năng tay quét, ủ đốt thành tro. Những làn khói lam chiều dịu nhẹ quyện lên mái nhà tranh thành những hình hài vui mắt, rồi phả lên trời lẫn vào những bụi tre. Tôi biết bếp nhà đang đỏ lửa, mẹ tất bật chuẩn bị bữa cơm chiều đạm bạc. Bước chân vừa chạm ngõ, tôi đã hít thở cái mùi nồng nàn của khói bếp quyện lẫn mùi thơm của niêu cá đồng kho nghệ. Mấy chú nghé trong chuồng nghe bước chân tôi liền kêu lên “nghé ọ… nghé ọ…”. Thương lắm! Biết chúng cũng đang đói như mình, tôi vội bỏ cặp sách, thay đồ rồi đi thẳng ra cây rơm, rút một ôm rơm khô và đổ nước đầy chậu sành cho mấy chú nghé cùn chân vì bị nhốt cả ngày không có người chăn thả. Chăm trâu riết rồi cũng thành thói quen. Ngày nào bận chưa ra chăm mấy chú nghé được, tôi cứ cảm thấy thiêu thiếu một việc gì đó.
Đến khi lớn khôn, rời vòng tay của mẹ, tôi xa quê hương để xây dựng tổ ấm mới và mang theo những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ. Giờ đây, mỗi lần trở lại thăm quê là mỗi lần nỗi nhớ thêm đầy. Miền quê thuần nông của tôi ngày nào nay đã trở thành thị tứ sầm uất, náo nhiệt. Nhưng với tôi, nét quê vẫn còn đấy. Đứng bên dải đồi năm xưa, tôi vẫn như đang gặp lại hình ảnh các bà, các mẹ kĩu kịt đôi quang gánh tảo tần một nắng hai sương. Và xa xa, mái nhà tôi vẫn lúp xúp dưới hàng cau. Chiều chiều, những ngọn khói vẫn bay lên từ chái bếp của mẹ, quyện vào những bụi tre già. Và tôi lại thấy nhớ mẹ da diết. 
BÙI QUANG VINH
 

Có thể bạn quan tâm

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null