Nhiều phụ huynh ở TP. Hồ Chí Minh sợ vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ bị gia hạn và tác dụng phụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh vừa tiến hành khảo sát nhanh đợt 2 về việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi của 2.792 phụ huynh đang có con, em theo học tại các trường trên địa bàn thành phố.
Tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh nguồn NLĐO
Tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh nguồn NLĐO

Cụ thể, trong số này có 2.123 phụ huynh có con, em trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi (76%) và 699 phụ huynh có con, em trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi (24%).

Theo đó, đối với nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12, có 701 trẻ chưa tiêm vắc xin (chiếm 33%), 723 trẻ tiêm 1 mũi (chiếm 34%), 699 trẻ tiêm 2 mũi (chiếm 33%), như vậy tương ứng ở độ tuổi này thì có 1/3 trẻ chưa tiêm, 1/3 trẻ đã tiêm mũi 1 và 1/3 trẻ đã tiêm mũi 2.
Đối với nhóm tuổi từ 12 đến dưới 18, có 15 trẻ chưa tiêm vắc xin (chiếm 2%), 29 trẻ tiêm đã tiêm 1 mũi (chiếm 4%), 326 trẻ đã tiêm 2 mũi (chiếm 49%) và 299 trẻ tiêm mũi 3 (chiếm 45%).
Kết quả khảo sát cho thấy, có 2 lý do chính khiến phụ huynh không cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng Covid-19 là sợ vắc xin bị gia hạn và sợ trẻ bị tác dụng phụ sau tiêm.
Trước đó, vào ngày 12-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành khảo sát nhanh thông tin liên quan đến tiêm vắc xin phòng Covid-19 của 609 phụ huynh có con em từ 5 đến dưới 18 tuổi đang theo học tại các trường thuộc 22 quận, huyện và TP. Thủ Đức.
Kết quả ghi nhận có 133/609 trẻ vẫn chưa được tiêm vắc xin, lý do chính được các phụ huynh đưa ra là không nhận được bất kỳ tin nhắn nào của trường cũng như chưa nhận khảo sát nào về tiền sử tiêm và mắc Covid-19.
NGUYÊN VÕ (tổng hợp)
 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.