Nhiều người lớn tuổi bị hoại tử xương vùng sọ và mặt sau khi mắc Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 11-7, trao đổi với báo chí, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) cho biết đã tiếp nhận hàng loạt bệnh nhân bị hoại tử vùng xương sọ, mặt sau khi mắc Covid-19 gây nguy hiểm tính mạng, thậm chí có trường hợp đã tử vong.

Bà P.T.H. (60 tuổi, tỉnh Tây Ninh) mắc Covid-19 và đã được điều trị khỏi từ tháng 12-2021 nhưng đến tháng 2-2022 bà bắt đầu có dấu hiệu đau đầu, sưng mắt trái và được phẫu thuật xoang tại một bệnh viện tư nhân trên địa bàn huyện Củ Chi.

Các bác sĩ hỗ trợ bệnh nhân xuất viện. Ảnh nguồn SGGP
Các bác sĩ hỗ trợ bệnh nhân xuất viện. Ảnh nguồn SGGP

3 tháng sau, tình trạng của bà H. nặng hơn khi mặt bị sưng, rò mủ ở trán và hàm trên và chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị. Qua phim chụp hình ảnh, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân có xoang mờ, hoại tử xương khẩu cái (xương vòm miệng) và xương trán. Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định phẫu thuật loại bỏ phần xương hoại tử cho bệnh nhân.

Tương tự, bệnh nhân N.T.T. (63 tuổi, tỉnh Khánh Hòa) từng mắc Covid-19 vào tháng 12-2021 và đến tháng 2-2022, bệnh nhân có biểu hiện nhức đầu, sưng mắt. Khi bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy thì đã bị hoại tử xương sọ trán, hốc mũi, xương khẩu cái. Các bác sĩ đã lấy toàn bộ phần xương hoại tử, ổ áp xe và điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng nấm cho người bệnh.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Minh Trường-nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Phó Chủ tịch Hội Tai-Mũi-Họng Việt Nam, đây là những ca bệnh rất lạ, tình trạng hoại tử xương sọ, hàm, xoang rất nặng, các ổ viêm nhiễm nghiêm trọng và lây lan nhanh.

Dù chưa thể kết luận chính xác tình trạng viêm hoại tử xương hàm, sọ, mặt là do Covid-19 nhưng bằng kinh nghiệm lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy có mối liên quan của bệnh trên với biến thể Delta gây Covid-19.

Trong 2 tháng qua, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 11 trường hợp tương tự các bệnh nhân trên: bị hoại tử xương sọ, hàm mặt, viêm xoang bất thường. Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện đau đầu, nghẹt mũi, sưng mặt, mắt, tiền căn mắc Covid-19 (chủng Delta). Khoảng 50% bệnh nhân có bệnh nền đái tháo đường. Trong chùm 11 ca bệnh này có 2 bệnh nhân đã tử vong.

Hiện y văn thế giới ghi nhận từ tháng 5-2021 đến tháng 5-2022 có khoảng 80 báo cáo về tình trạng các bệnh giống hệt như các bệnh nhân nói trên, xuất hiện ở một số nước châu Âu, Trung Quốc, đặc biệt Ấn Độ.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.