Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn trong dịp Gia Lai kỷ niệm 90 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời điểm này, một chuỗi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5) và 90 năm Ngày thành lập tỉnh (24-5), hứa hẹn mang đến không khí hết sức rộn ràng, vui tươi. 
Sắc màu văn hóa nghệ thuật
Những ngày qua, đội cồng chiêng làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) đang nỗ lực tập luyện để chuẩn bị biểu diễn cồng chiêng tại thắng cảnh Biển Hồ nhân Tuần lễ các sự kiện chào mừng 90 năm Ngày thành lập tỉnh (24/5/1932-24/5/2022). Đội gồm 40 thành viên tham gia diễn tấu cồng chiêng và múa xoang. Ngày nào cả đội cũng tập trung luyện tập từ 18 giờ, có hôm tập đến tận 20-21 giờ mới nghỉ. Già R’Com H’Myơk phấn chấn cho hay: “Mình vui lắm vì đội cồng chiêng của làng được chọn biểu diễn tại sự kiện trọng đại này. Cả đội sẽ giới thiệu đến du khách nghệ thuật cồng chiêng, giúp họ hiểu thêm về văn hóa của dân tộc Jrai”. 
Bà Đinh Thị Hoa-Phó Chủ tịch UBND xã Biển Hồ-thông tin: Đội cồng chiêng làng Ia Nueng sẽ tham gia biểu diễn từ ngày 20 đến 24-5 nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Buổi sáng, đội bắt đầu diễn tấu từ 9 đến 10 giờ 30 phút; buổi chiều từ 15 đến 16 giờ. “Dự kiến dịp này, lượng khách đến với thắng cảnh Biển Hồ sẽ tăng rất mạnh. Chúng tôi hy vọng hoạt động diễn tấu cồng chiêng sẽ đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của du khách, đẩy mạnh quảng bá du lịch địa phương”-bà Hoa cho biết. 
Trong khi đó, tập thể diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San cũng đang ráo riết tập luyện cho chương trình nghệ thuật tổng hợp tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập tỉnh, đón nhận và công bố di sản thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh vào tối 21-5 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Tất cả đều nỗ lực để góp phần vào sự thành công của chương trình. 
Tiết mục “Bên dòng sông Ba” được dàn dựng nhằm chào mừng sự kiện Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo trở thành Di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Phương Duyên
Tiết mục “Bên dòng sông Ba” được dàn dựng nhằm chào mừng sự kiện Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo trở thành Di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Phương Duyên
Trao đổi cùng P.V, nghệ sĩ Lê Hoài Liễu-Phó Trưởng đoàn nghệ thuật Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San-cho hay: Chương trình có 6 tiết mục hát, múa tái hiện sinh động thiên nhiên tươi đẹp và con người Gia Lai kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng như xây dựng đất nước. Nghệ sĩ Hoài Liễu nhấn mạnh: Riêng các ca khúc “Bên dòng sông Ba” (Ngọc Tường) và “Chào em nguyên sinh” (Nguyễn Cường) được đưa vào chương trình với chủ ý chào mừng 2 sự kiện điểm nhấn gồm Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo trở thành Di tích quốc gia đặc biệt và cao nguyên Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Mỗi tiết mục đều bật lên với màu sắc riêng biệt, được tập luyện và dàn dựng công phu.
Cùng với đó, tập thể diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San cũng chạy đua với thời gian để thực hiện chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật Gia Lai-Nhật Bản diễn ra vào tối 22-5, cũng tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. 
Không thể không nhắc đến một chương trình nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa nghệ thuật dịp này, đó là đêm thơ nhạc chủ đề “Khát vọng Gia Lai” diễn ra lúc 19 giờ 30 phút ngày 17-5 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai-thông tin: Chương trình sẽ giới thiệu tác phẩm mới của các gương mặt thơ tiêu biểu như: Chạm miền núi thẳm (Đào An Duyên), Thành phố thông reo (Thuận Ánh), Viết tiếp những câu chuyện (Lê Vi Thủy), Pleiku rất lạ (Phan Lan Hương), Gửi An Khê (Nguyễn Đình Phê), Tháng năm nhớ Bác (Xuân Trường), Đá núi (Lữ Hồng), Một vòng đêm (Ngô Thanh Vân), Về với Pleiku (Thu Loan), Ia Pa mùa gió thổi (Hoàng Thanh Hương), Mùa về (Phan Thị Chín). Bên cạnh đó là các tác phẩm hát múa cùng chủ đề. 18 tiết mục thơ, nhạc, múa là 18 cảm thức đẹp về đất và người Gia Lai trong những ngày rộn rã chào mừng tỉnh nhà tròn 90 tuổi. 
Trong không khí ấy, nhiều tác phẩm âm nhạc cũng đã ra đời, gửi gắm vào đó bao xúc cảm tự hào của tác giả. Nhạc sĩ Thảo Nam Giang-phụ trách chuyên ngành Âm nhạc của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh-chia sẻ, anh rất vui khi một ca khúc của mình là “Gia Lai theo Đảng, Bác Hồ” được chọn tập luyện, biểu diễn trong chương trình nghệ thuật tổng hợp tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập tỉnh. 
Những góc nhìn độc đáo
Cùng với những hoạt động trên, các triển lãm sắp diễn ra được kỳ vọng sẽ mang đến cho người dân, du khách những phút giây tĩnh lặng khi có dịp nhìn ngắm toàn cảnh và cùng điểm lại từng bước phát triển của Gia Lai suốt 90 năm qua. Ông Lê Thanh Tuấn-Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng tỉnh-cho biết: Từ ngày 19 đến hết ngày 25-5, Bảo tàng sẽ phối hợp tổ chức triển lãm thành tựu 90 năm nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đặc trưng về vùng đất, con người cũng như di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Gia Lai. 
Theo đó, triển lãm gồm 2 nội dung chính. Đầu tiên là triển lãm “Gia Lai 90 năm xây dựng và phát triển” với khoảng 240 hình ảnh, bản trích, bản đồ, biểu tượng... được chia thành 4 phần, qua đó giới thiệu Di tích khảo cổ quốc gia Rộc Tưng-Gò Đá, Di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo, Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng cùng những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. 
Triển lãm “Người đi tìm hình của nước” tại phòng chuyên đề Bảo tàng tỉnh đã hoàn tất khâu chuẩn bị. Ảnh: Phương Duyên
Triển lãm “Người đi tìm hình của nước” tại phòng chuyên đề Bảo tàng tỉnh đã hoàn tất khâu chuẩn bị. Ảnh: Phương Duyên
Bên cạnh đó, Bảo tàng tỉnh cũng đã hoàn thành phần trưng bày triển lãm “Người đi tìm hình của nước” nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 101 năm Ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước. Thông qua 160 hình ảnh, tư liệu do Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp, triển lãm khái quát bối cảnh đất nước trước khi Bác ra đi tìm đường cứu nước, các hoạt động cách mạng của Người trong quá trình đầy gian nan và khoảng thời gian Bác trở về nước lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi.
Hòa vào không khí sôi nổi của những ngày này, được sự hỗ trợ của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, họa sĩ Lê Hùng-Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai cũng quyết định ra mắt triển lãm tranh với chủ đề “Dạ khúc tự tình”. Chương trình sẽ diễn ra tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh từ ngày 21 đến 26-5 với phần trưng bày 50 bức tranh bằng chất liệu sơn dầu. Ngoài đề tài Tây Nguyên, họa sĩ Lê Hùng còn giới thiệu đến công chúng mảng tranh đời thường đậm chất trừu tượng được ông sáng tác trong các đợt dịch Covid-19, qua đó gửi gắm góc nhìn tươi sáng về tình yêu và cuộc sống. 
Trò chuyện trong những ngày tất bật chuẩn bị cho sự kiện này, họa sĩ Lê Hùng chia sẻ: “Triển lãm diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập tỉnh là cách để tôi tri ân và “trả nợ” cao nguyên. Chính vùng đất này đã nuôi lớn những đam mê của tôi, giúp tôi có được mọi thứ như ngày hôm nay”. 
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.