Nhiễm Omicron có thể gây bệnh nguy hiểm này ở trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiễm biến thể Omicron dẫn đến một bệnh hô hấp phổ biến có thể nguy hiểm ở trẻ nhỏ, đó là viêm thanh khí phế quản cấp.

Nghiên cứu, được công bố gần đây trên tạp chí nhi khoa Pediatrics, cho biết, tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ), trong thời gian đại dịch Covid-19 xảy ra, đã có 75 trẻ đến khoa cấp cứu do viêm thanh khí phế quản cấp và cả nhiễm Covid-19.
 

 Nhiễm Omicron có thể gây bệnh viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ Shutterstock
Nhiễm Omicron có thể gây bệnh viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ. Ảnh: Shutterstock


Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số trường hợp nghiêm trọng một cách kỳ lạ, cần phải nhập viện và dùng nhiều thuốc hơn, so với viêm thanh khí phế quản do virus thông thường gây ra.

Đặc biệt, có đến 80% trường hợp là xảy ra trong thời kỳ Omicron lây lan nhanh, theo Hindustan Times.

"Có một sự khác biệt rất rõ từ thời điểm Omicron trở thành biến thể thống trị cho đến khi chúng tôi bắt đầu thấy số lượng bệnh nhân mắc bệnh viêm thanh khí phế quản tăng lên", tác giả đầu tiên của nghiên cứu, tiến sĩ Ryan Brewster, từ Bệnh viện Nhi đồng Boston và Trung tâm Y tế Boston (Mỹ), cho biết.

Viêm thanh khí phế quản cấp là tình trạng gây ra phù nề ở thanh quản và khí quản, đường dẫn khí dưới dây thanh âm, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Căn bệnh này được biểu hiện bằng tiếng ho “như sủa” rất đặc trưng, khan tiếng và đôi khi thở có tiếng ồn, thở rít khi hít vào.

Tình trạng này xảy ra khi cảm lạnh và các bệnh nhiễm virus khác gây viêm và sưng quanh thanh quản, khí quản và ống phế quản.


 

 Viêm thanh khí phế quản cấp thường biểu hiện bằng tiếng ho “như sủa” rất đặc trưng, khan tiếng và đôi khi thở có tiếng ồn, thở rít khi hít vào. Ảnh: Shutterstock
Viêm thanh khí phế quản cấp thường biểu hiện bằng tiếng ho “như sủa” rất đặc trưng, khan tiếng và đôi khi thở có tiếng ồn, thở rít khi hít vào. Ảnh: Shutterstock


Các nhà nghiên cứu cho biết trong những trường hợp nghiêm trọng, kể cả một số trường hợp được thấy ở Bệnh viện Nhi đồng Boston, bệnh cấp tính này có thể gây co thắt đường thở một cách nguy hiểm, theo Hindustan Times.

Các nghiên cứu trước đây về Covid-19 đã phát hiện ra rằng biến thể Omicron có xu hướng tấn công đường hô hấp trên hơn các biến thể trước đó, chủ yếu nhắm vào đường hô hấp dưới.

Điều này có thể giải thích cho sự xuất hiện đột ngột của căn bệnh viêm thanh khí phế quản cấp trong làn sóng Omicron, tiến sĩ Brewster nói.

Hầu hết trẻ em mắc Covid-19 và viêm thanh khí phế quản cấp đều dưới 2 tuổi, và 72% là trẻ em trai. Trong số 75 trường hợp đã gặp, chỉ có 1 trẻ bị nhiễm virus cảm lạnh thông thường, tất cả những trẻ còn lại đều nhiễm Covid-19, theo Hindustan Times.

Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.