Nhật Bản phát hiện thêm biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo NHK, các nhà khoa học tại Đại học Keio (Nhật Bản) vừa phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 khác xa so với các biến thể đã từng ghi nhận ở nước này.

Trong quá trình phân tích gien các mẫu bệnh phẩm lấy từ các bệnh nhân mắc Covid-19 đang chữa trị, nhóm nghiên cứu phát hiện 1 người ở khu vực Kanto nhiễm một biến thể virus SARS-CoV-2 có tên gọi “20C”, vốn chủ yếu lây lan ở Bờ Tây nước Mỹ. Đáng chú ý, bệnh nhân này chưa từng đi nước ngoài.

Dịch Covid-19 đang bùng phát ở Nhật Bản chủ yếu do hai chủng virus SARS-CoV-2 đã từng xuất hiện sau đợt bùng phát thứ nhất vào đầu năm ngoái.

Biến thể 20C chưa từng được phát hiện trong nội địa Nhật Bản kể từ tháng 5-2020, ngoại trừ tại các trạm kiểm dịch ở sân bay. Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, việc phát hiện biến thể 20C cho thấy nguy cơ các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn có khả năng xâm nhập từ bên ngoài.

 

Theo HOÀNG THANH (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).