Nhật Bản gần chạm mốc 1.000 ca mắc khuẩn “ăn thịt người”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Từ đầu năm đến ngày 2-6, Nhật Bản đã ghi nhận 977 trường hợp mắc hội chứng sốc độc tố Streptococcal (STSS) hay thường gọi là khuẩn “ăn thịt người”. Một số quốc gia đã phát đi cảnh báo người dân cẩn trọng khi di chuyển đến Nhật Bản trong thời gian này.

Theo truyền thông Nhật Bản, Tokyo là nơi bùng dịch nặng nhất với 145 ca trong 6 tháng đầu năm. Đa số trường hợp là người trên 30 tuổi và tỷ lệ tử vong khoảng 30%. Tính đến ngày 25-6, đã có 163 người thiệt mạng vì loại vi khuẩn này.

Ảnh minh họa. (Nguồn: The Nation)

Ảnh minh họa. (Nguồn: The Nation)

Theo TTXVN, Cục Kiểm soát Dịch bệnh (DDC) thuộc Bộ Y tế Thái Lan đã cảnh báo công dân nước này đến thăm Nhật Bản nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình trước đợt bùng phát hội chứng sốc nhiễm độc do liên cầu khuẩn (streptococcal toxic shock syndrome-STSS) đang diễn ra ở đất nước này.

Bởi STSS là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hoặc thậm chí là đau họng. Vi khuẩn tạo ra độc tố có thể lây lan khắp cơ thể và gây ra phản ứng viêm nặng, làm tổn thương các mô và có khả năng dẫn đến suy nội tạng. Người dân Thái Lan đi du lịch Nhật Bản cũng được khuyến cáo nên kiểm tra với Viện Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản (NIID) để xem liệu có đợt bùng phát STSS ở những điểm du lịch mà họ dự định đến hay không.

Với đà tăng hiện tại, các chuyên gia ước tính số ca nhiễm STSS tại Nhật Bản có thể chạm ngưỡng 2.500 trong năm nay, với tỉ lệ tử vong lên đến 30%.

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng số lượng trẻ mắc viêm màng não, cha mẹ cần lưu ý

Gia tăng số lượng trẻ mắc viêm màng não, cha mẹ cần lưu ý

(GLO)- Thời gian qua, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ liên tục tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ nhỏ mắc viêm màng não. Đây là căn bệnh nguy hiểm ở chỗ có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Ngăn chặn được dịch sởi hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của phụ huynh.

'Vá' gấp lỗ hổng tiêm chủng

Dịch sởi được ví như đám cháy rừng. Khi lá khô cháy ở một chỗ, nếu không có biện pháp mạnh để dập lửa, đám cháy sẽ lan rộng nhanh chóng. Đó là cảnh báo của đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình bệnh sởi tại Việt Nam.