Nhập khẩu tới 1,4 triệu tấn khiến giá loại nông sản này của Việt Nam giảm sâu, dù được Mỹ mua nhiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm lên đến 1,4 triệu tấn, trị giá 2,2 tỷ USD, trong khi xuất khẩu điều chỉ đạt 1,29 tỷ USD khiến giá điều nguyên liệu ở nhiều địa phương giảm mạnh.

Cập nhật giá điều nguyên liệu mới nhất

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá điều nguyên liệu biến động từ ổn định đến giảm nhẹ trong tháng qua dù nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến đang rất lớn.

Cụ thể, giá điều khô mua xô tại Bình Phước giảm từ 23.000 đồng/kg cuối tháng 4 xuống còn 19.000 đồng/kg tại thời điểm cuối tháng 5.

Tại Đồng Nai, giá điều khô mua xô tiếp tục giữ ở mức 30.500 đồng/kg.

Theo một số doanh nghiệp chế biến điều, thời gian qua do tác động của dịch Covid-19, hàng Việt Nam xuất khẩu đi gặp tình trạng thiếu container, trong khi chiều nhập hàng về lại thừa container rỗng nên nhiều doanh nghiệp tranh thủ nhập hàng về.


 

Giá điều tại nhiều địa phương, trong đó có Gia Lai giảm do chất lượng điều chưa ổn định do thời tiết bất lợi. (Ảnh: Quang Tấn, Báo Gia Lai).
Giá điều tại nhiều địa phương, trong đó có Gia Lai giảm do chất lượng điều chưa ổn định do thời tiết bất lợi. (Ảnh: Quang Tấn, Báo Gia Lai).



Nhập khẩu điều thô tăng dẫn đến giá thu mua hạt điều tươi tại thị trường trong nước biến động giảm.

Nếu nhìn vào con số nhập khẩu điều nguyên liệu sẽ thấy sự thiếu bền vững của ngành hàng này.

Theo đó, khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 5/2021 ước đạt 220.000 tấn với giá trị nhập khẩu ước đạt 329,8 triệu USD.

Lũy kế tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2021 đạt 1,4 triệu tấn và 2,2 tỷ USD, tăng tới 236,8% về khối lượng và tăng 273,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Campuchia, Tanzania và Bờ Biển Ngà là 3 thị trường cung cấp hạt điều chính cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 với 92,1% thị phần.

Giá trị hạt điều nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2021 từ 3 thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trong đó nhập khẩu điều từ Campuchia tăng tới 576,8%, nhập khẩu từ Tanzania tăng 112,6% và từ Bờ Biển Ngà tăng 155,4%.

Xuất khẩu điều tăng nhưng giá trị chỉ bằng một nửa nhập khẩu

Cũng theo báo báo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu điều trong 5 tháng đầu năm 2021 có sự tăng trưởng khá.

Khối lượng xuất khẩu hạt điều tháng 5 năm 2021 ước đạt 55.000 tấn với giá trị 339 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu điều 5 tháng đầu năm 2021 đạt 216.000n tấn và 1,29 tỷ USD, tăng 18,3% về khối lượng và tăng 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

 

Nông dân xã Ia Tô (huyện Ia Grai, Gia Lai) thu hoạch điều, tuy nhiên, giá điều giảm nên bà con kém vui. (Ảnh: Quang Tấn, Báo Gia Lai).
Nông dân xã Ia Tô (huyện Ia Grai, Gia Lai) thu hoạch điều, tuy nhiên, giá điều giảm nên bà con kém vui. (Ảnh: Quang Tấn, Báo Gia Lai).



Có thể thấy, so với con số nhập khẩu kỷ lục thì xuất khẩu điều trong 5 tháng đầu năm 2021 chỉ bằng một nửa.

Giá điều xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2021 đạt 5.882 USD/tấn, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 26,5%, 16,7% và 9,8% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều.

Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt điều của Việt Nam, xuất khẩu hạt điều sang Mỹ 4 tháng đầu năm nay đạt 45.704 tấn, tương đương 251,37 triệu USD, chiếm 28% trong tổng lượng và chiếm 26,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước.

EU là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ hạt điều của Việt Nam, xuất khẩu hạt điều sang EU đạt 33.885 tấn, tương đương 173,17 triệu USD, chiếm 21% trong tổng lượng và chiếm 18,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, tăng 9,5% về lượng nhưng giảm 20% về kim ngạch so với cùng kỳ, giá giảm 27%, đạt 5.110 USD/tấn.

Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc - thị trường lớn thứ 3, đạt 21.961 tấn, tương đương 158,85 triệu USD, giá 7.233 USD/tấn, tăng 5% về giá, tăng 104,9% kim ngạch, tăng 115% về lượng, chiếm 13,6% trong tổng lượng và chiếm 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước.

Trong 4 tháng đầu năm 2021 giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh nhất tại thị trường Tiểu Vương Quốc Ảrập Thống nhất (gấp 3,61 lần).

https://danviet.vn/nhap-khau-toi-14-trieu-tan-khien-gia-loai-nong-san-nay-cua-viet-nam-giam-sau-du-duoc-my-mua-nhieu-20210614190219449.htm
 

Theo P.V  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).