Nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, Pleiku được tiêm vaccine COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cán bộ và nhân viên cảng hàng không được tiêm vaccine phòng COVID-19 không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe mà còn tạo sự yên tâm, an toàn cho hành khách đi qua sân bay.

 Cán bộ, công nhân viên sân bay tại Tân Sơn Nhất và Pleiku đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Cán bộ, công nhân viên sân bay tại Tân Sơn Nhất và Pleiku đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. (Ảnh: CTV/Vietnam+)


Những cán bộ, nhân viên của sân bay Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và Pleiku (Gia Lai) đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phồ Hồ Chí Minh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 26-29/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và các đơn vị liên quan tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 cho 2.000 cán bộ nhân viên các đơn vị đang hoạt động tại Cảng có tiếp xúc với hành khách, hành lý hàng hoá các chuyến bay quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam qua Cảng Tân Sơn Nhất, trong đó có 818 cán bộ, nhân viên Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

Từ ngày 24/4 đến 5/5, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh Gia Lai tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 2 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch trên địa bàn tỉnh, trong đó có 127 nhân viên Cảng hàng không Pleiku và 86 nhân viên các đơn vị làm việc tại Cảng.

Cảng hàng không Pleiku đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Gia Lai và Bệnh viện 331 để triển khai tiêm vacxin được nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo nhân lực để phục vụ hoạt động bay tại Cảng. Hiện nay, trung bình mỗi ngày Cảng Hàng không Pleiku phục vụ 22 chuyến bay đi và đến với trên 3.000 lượt hành khách.

“Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe của cho cán bộ, nhân viên hàng không mà còn góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh và Gia Lai đồng thời tạo sự yên tâm, an toàn cho hành khách đi qua hai Cảng hàng không này, nhất là trong giai đoạn cao điểm lễ 30/4 và 1/5,” lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nhấn mạnh.

Trong thời gian qua, Cảng hàng không Pleiku và Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam và ACV phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 tại địa phương.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).