Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tàu cá Trung Quốc từ nhiều năm nay đã có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, thực hiện hành vi đánh bắt hải sản trái phép và một số hoạt động bất thường khác.
Tàu cá Trung Quốc vỏ sắt Quỳnh Quỳnh Hải Ngư 89029 (trái) neo cạnh tàu cá vỏ gỗ Quỳnh Hải Ngư 09058 (phải) cạnh 1 bãi cạn của Việt Nam ở Trường Sa, tháng 4.2016. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá Trung Quốc vỏ sắt Quỳnh Quỳnh Hải Ngư 89029 (trái) neo cạnh tàu cá vỏ gỗ Quỳnh Hải Ngư 09058 (phải) cạnh 1 bãi cạn của Việt Nam ở Trường Sa, tháng 4.2016. ẢNH: MAI THANH HẢI

Giữa tháng 8.2020, hàng chục ngàn tàu cá Trung Quốc tập trung sẵn ở đảo Hải Nam, tràn xuống khu vực Biển Đông, sau khi cái gọi là “Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông” (do Trung Quốc tự ban hành thực hiện từ 1.5 - 16.8.2020) hết hiệu lực.

Tàu gỗ (phải) neo cạnh 1 tàu vỏ sắt treo cờ Trung Quốc, trên vùng biển Trường Sa, tháng 12.2013. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu gỗ (phải) neo cạnh 1 tàu vỏ sắt treo cờ Trung Quốc, trên vùng biển Trường Sa, tháng 12.2013. ẢNH: MAI THANH HẢI
Các tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông chủ yếu là tàu vỏ sắt, lượng giãn nước từ 200 đến 500 tấn, thậm chí lên tới 750 tấn đối với loại tàu cá phục vụ dầu khí và 3.000 tấn như tàu hậu cần nghề cá Quỳnh Tam Á số hiệu F-8168 (do Tập đoàn ngư nghiệp TP.Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc quản lý.
Ngoài số lượng lớn tàu cá vỏ sắt này, còn một số tàu đánh cá vỏ gỗ đóng từ lâu, lượng giãn nước chỉ từ 150 - 200 tấn…

Tàu cá dân binh Quỳnh Tam Sa Ngư 00232 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam, 10.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá dân binh Quỳnh Tam Sa Ngư 00232 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam, 10.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI
Một cán bộ cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, nếu phân loại theo công năng, sẽ có các loại như: Tàu cá phục vụ dầu khí vỏ sắt, đài lái thường sơn màu trắng, mạn boong sơn xanh hoặc xám, lượng giãn nước từ 200 - 750 tấn, tốc độ từ 7 - 12 hải lý/ giờ (13 - 22km/giờ), động cơ từ 200 - 500 mã lực; tàu cá dân binh, vỏ sắt, sơn xanh, đài lái màu trắng, lượng giãn nước từ 400 - 750 tấn, tốc độ từ 12 - 15 hải lý/ giờ (22 - 28km/giờ); tàu cá vỏ sắt, màu xanh, đen, xám… có lượng giãn nước 200 - 300 tấn, tốc độ từ 7 - 12 hải lý/ giờ (13 - 22km/giờ); tàu cá vỏ gỗ, thường sơn màu đen, xám…

Tàu cá dân binh Trung Quốc tại Trường Sa, tháng 2.2018. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá dân binh Trung Quốc tại Trường Sa, tháng 2.2018. ẢNH: MAI THANH HẢI
Đại tá Bùi Thuận Hóa, nguyên trưởng phòng tuyên truyền đặc biệt, Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, thì lại phân loại theo tên - số hiệu tàu gắn với địa phương quản lý con tàu.
“Tàu có chữ đầu là Việt thì thuộc tỉnh Quảng Đông. Chữ Quỳnh của Hải Nam. Chữ Quế của Quảng Tây. Sau đó mới là số hiệu tàu gồm 5 số”, đại tá Hóa nói.
Một số hình ảnh các loại tàu cá Trung Quốc do phóng viên Thanh Niên ghi lại, lưu trữ, tập hợp... từ các chuyến công tác tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhà giàn DK1 và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam... trong nhiều năm qua.

Tàu vỏ sắt đời cũ của Trung Quốc neo tại Trường Sa; tháng 5.2008. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu vỏ sắt đời cũ của Trung Quốc neo tại Trường Sa; tháng 5.2008. ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 13588 Trung Quốc đang chuẩn bị hạ xuồng cho ngư dân vào đánh bắt hải sản tại bãi cạn Én Đất (Trường Sa), năm 2014. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 13588 Trung Quốc đang chuẩn bị hạ xuồng cho ngư dân vào đánh bắt hải sản tại bãi cạn Én Đất (Trường Sa), năm 2014. ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 82033, lượng giãn nước 300 tấn tại Trường Sa, năm 2014. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 82033, lượng giãn nước 300 tấn tại Trường Sa, năm 2014. ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá Trung Quốc không rõ số hiệu, cùng loại 300 tấn nhưng sơn màu xám. Hình chụp tại Trường Sa, năm 2014. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá Trung Quốc không rõ số hiệu, cùng loại 300 tấn nhưng sơn màu xám. Hình chụp tại Trường Sa, năm 2014. ẢNH: MAI THANH HẢI

Người trên buồng lái tàu cá vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 16888 dùng ống nhòm quan sát khi tàu Việt Nam cơ động lại gần; Trường Sa, năm 2015. ẢNH: MAI THANH HẢI
Người trên buồng lái tàu cá vỏ sắt Quỳnh Hải Ngư 16888 dùng ống nhòm quan sát khi tàu Việt Nam cơ động lại gần; Trường Sa, năm 2015. ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá vỏ sắt Quế Bắc Ngư 50068 của tỉnh Quảng Tây sơn màu xám giống màu sơn của các tàu hải quân Trung Quốc, chụp tháng 4.2019 trên vùng biển miền Trung. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá vỏ sắt Quế Bắc Ngư 50068 của tỉnh Quảng Tây sơn màu xám giống màu sơn của các tàu hải quân Trung Quốc, chụp tháng 4.2019 trên vùng biển miền Trung. ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá vỏ sắt Quế Bắc Ngư 91099 sơn màu xanh, buồng lái trắng đang bị lực lượng chấp phát Việt Nam xua đuổi khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tháng 4.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá vỏ sắt Quế Bắc Ngư 91099 sơn màu xanh, buồng lái trắng đang bị lực lượng chấp phát Việt Nam xua đuổi khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tháng 4.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI
Ngày 8.5.2020, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1.5 - 16.8 và triển khai biện pháp thực thi thông báo này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.
Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước, đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước.
Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Tàu cá vỏ sắt Việt Đài Ngư 12665 tại Trường Sa, tháng 10.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá vỏ sắt Việt Đài Ngư 12665 tại Trường Sa, tháng 10.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá Việt Điện Ngư 42899 tại Trường Sa, tháng 10.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá Việt Điện Ngư 42899 tại Trường Sa, tháng 10.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá vỏ sắt 750 tấn của Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa, tháng 2.2018. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá vỏ sắt 750 tấn của Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa, tháng 2.2018. ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá vỏ sắt Trung Quốc sơn màu đen, buồng lái màu trắng, cao 3 tầng, tại vùng biển Sinh Tồn (Trường Sa), tháng 1.2018. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá vỏ sắt Trung Quốc sơn màu đen, buồng lái màu trắng, cao 3 tầng, tại vùng biển Sinh Tồn (Trường Sa), tháng 1.2018. ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá Quế Khâm Ngư 12665 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tháng 5.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá Quế Khâm Ngư 12665 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tháng 5.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá Trung Quốc hạ thủy đầu 2016 và tháng 4.2016 xuất hiện ngoài Trường Sa ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá Trung Quốc hạ thủy đầu 2016 và tháng 4.2016 xuất hiện ngoài Trường Sa ẢNH: MAI THANH HẢI
(còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.