Nhà trưng bày, triển lãm nghệ thuật: Bao giờ tính đến?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2020, tỉnh Gia Lai đăng cai tổ chức Triển lãm Mỹ thuật khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Đây là một sự kiện lớn của giới mỹ thuật trong khu vực. Nhưng việc thiếu không gian phù hợp để trưng bày, tôn vinh tác phẩm, đưa nghệ thuật đến gần với công chúng đang là vấn đề chưa được tính đến. 
Các hoạt động nghệ thuật diễn ra tại tỉnh ta vốn đã không nhiều. Cộng với đó, việc thiếu không gian cho các triển lãm nghệ thuật đã khiến cho hoạt động này càng khó đến gần công chúng. Còn nhớ, trong triển lãm “Gặp gỡ cao nguyên” tại Gia Lai năm 2012 quy tụ những họa sĩ, nhà điêu khắc thành danh của 5 tỉnh, thành phố: Gia Lai, Đak Lak, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh với không gian tách biệt nên đây hầu như chỉ là cuộc chơi của những người trong giới, rất khó tiếp cận được với công chúng yêu nghệ thuật. Trước đó, Triển lãm Mỹ thuật khu vực miền Trung-Tây Nguyên do Gia Lai đăng cai tổ chức diễn ra tại Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh cũng để lại không ít tiếc nuối cho các tác giả lẫn người thưởng thức. Không gian trưng bày không phù hợp khiến cho tác phẩm không có dịp đối thoại với người thưởng lãm. Sau khai mạc, triển lãm hầu như vắng người xem.
 Một triển lãm mỹ thuật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.Ảnh: THU HUẾ
Một triển lãm mỹ thuật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: THU HUẾ
Trong cả 2 triển lãm đáng chú ý trên, họa sĩ Đặng Mậu Tựu-Ủy viên Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam đều bày tỏ sự tiếc nuối khi không gian trưng bày chưa thực sự tôn vinh được giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nếu không gian của Bảo tàng tỉnh quá cách biệt khiến tác phẩm không đến được gần công chúng thì không gian của Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh càng không thể trở thành nơi triển lãm các tác phẩm nghệ thuật. Ông Tựu hy vọng Gia Lai sớm có nhà trưng bày riêng để các họa sĩ giới thiệu, công bố tác phẩm mới, đồng thời giá trị nghệ thuật được tạo ra có cơ hội đi vào cuộc sống, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân.
Lâu nay, các cuộc triển lãm mỹ thuật khu vực, của tỉnh hay nhóm tác giả đều diễn ra ở các địa điểm kể trên, hoặc tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh-Du lịch. Và tất nhiên, triển lãm không thu hút được nhiều người xem. Các tác phẩm sau đó được mang về “cất kho” để nhanh chóng trả lại địa điểm. Điều đó khiến nhiều tác giả không khỏi chạnh lòng bởi giá trị nghệ thuật được tạo ra không có nhiều cơ hội đi vào đời sống. Là một trong những họa sĩ có tác phẩm được chọn trưng bày tại nhiều triển lãm, nhà điêu khắc trẻ Nguyễn Vinh cho rằng: “Ở một số tỉnh, thành, dù không có nhà trưng bày hay trung tâm triển lãm nghệ thuật nhưng họ kết hợp với bảo tàng làm rất bài bản, chuyên nghiệp. Đó thường là các bảo tàng được thiết kế xây dựng có tính toán ngay từ ban đầu nên dành không gian phù hợp để trưng bày. Còn Bảo tàng tỉnh Gia Lai thì không đáp ứng được tiêu chí này”.
Nói về điều này, họa sĩ Lê Hùng-Chi hội trưởng chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai cho rằng: “Việc thiếu không gian trưng bày hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống mỹ thuật địa phương. Trước tiên là ảnh hưởng đến chất lượng, thẩm mỹ của các cuộc triển lãm. Nếu có địa điểm cố định, được xây dựng phù hợp thì các tác giả chỉ việc mang tác phẩm đến treo, trưng bày. Còn đi mượn địa điểm tổ chức như hiện nay, rõ ràng là tạm bợ. Không chỉ đình trệ hoạt động của đơn vị cho mượn địa điểm mà ban tổ chức phải bỏ tiền ra để dàn dựng lại không gian, bối cảnh, làm đội kinh phí lên trong mỗi lần tổ chức”. Họa sĩ Lê Hùng cho biết thêm, có những nhóm nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh muốn tổ chức các triển lãm nhóm tại Gia Lai nhưng khi biết phải mượn mặt bằng trống và bỏ kinh phí để dàn dựng thì họ lại e ngại, không muốn làm. Điều này gây thiệt thòi cho công chúng yêu nghệ thuật khi không có nhiều hoạt động tổ chức để nâng cao mức hưởng thụ nghệ thuật.
Cũng vì lý do trên mà Triển lãm Mỹ thuật toàn tỉnh đáng ra được tổ chức cuối năm 2019 đã phải dời lại, gộp chung với Triển lãm Mỹ thuật khu vực miền Trung-Tây Nguyên dự kiến diễn ra vào tháng 8-2020. Các tác giả thay vì có cơ hội trình làng, quảng bá tác phẩm mới của mình thì chỉ còn biết tự tổ chức cuộc chơi với nhau. Họa sĩ Lê Hùng cho biết, triển lãm mỹ thuật khu vực năm nay vẫn sẽ diễn ra tại Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh. Ai chắc rằng, triển lãm được chuẩn bị kỹ càng, giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật của các tác giả trong tỉnh lẫn khu vực sẽ không rơi vào tình trạng ảm đạm như những sự kiện trước đó.
Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh cũng như nhiều nghệ sĩ đều mong mỏi tỉnh sớm có địa điểm phù hợp để tổ chức những triển lãm nghệ thuật đúng nghĩa. Đó sẽ trở thành địa chỉ văn hóa ổn định để giới thiệu, công bố tác phẩm nghệ thuật đến rộng rãi công chúng, góp phần nâng cao đời sống thẩm mỹ của người dân. Hơn thế nữa, nếu có nhà trưng bày sẽ có thêm nhiều triển lãm nhóm, triển lãm cá nhân của các nghệ sĩ trên lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh được tổ chức. Đó cũng là nơi trưng bày, tôn vinh những tác phẩm đã đạt giải cao của các tác giả qua các năm. “Nếu làm được nhà triển lãm thì không chỉ trưng bày nghệ thuật mà có thể đáp ứng trưng bày các ngành nghề, lĩnh vực khác. Hiện nhiều doanh nghiệp cũng có nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới. Người dân khi muốn tiếp cận nghệ thuật hay sản phẩm thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, sẽ có địa chỉ ổn định để tìm tới”-nhà điêu khắc Nguyễn Vinh chia sẻ.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.