Nhà sản xuất lớn nhất thế giới tạm dừng sản xuất vaccine AstraZeneca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, Viện Huyết thanh của Ấn Độ, đã tạm dừng sản xuất phiên bản trong nước vaccine COVID-19 của AstraZeneca do nhu cầu giảm, giám đốc điều hành của công ty cho biết ngày 22.4. 
 
Thế giới hiện dư thừa vaccine COVID-19. Ảnh: AFP
Thế giới hiện dư thừa vaccine COVID-19. Ảnh: AFP
Viện Huyết thanh của Ấn Độ đã sản xuất hơn một tỉ liều Covishield - phiên bản của vaccine AstraZeneca - và là nhà cung cấp chính cho chương trình tiêm chủng toàn cầu cho các nước nghèo hơn COVAX. 
Hiện nay đã có một lượng lớn vaccine COVID-19 trên toàn cầu, AFP lưu ý.
Đây là một sự tương phản đáng chú ý so với một năm trước, khi Ấn Độ,  nơi được mệnh danh là "nhà thuốc của thế giới", hạn chế xuất khẩu trong bối cảnh COVID-19 ở Ấn Độ đã đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe ở quốc gia 1,4 tỉ dân này đến điểm giới hạn. 
Xuất khẩu vaccine COVID-19 ở Ấn Độ được nối lại vào tháng 11.2021. 
Giám đốc Viện Huyết thanh Ấn Độ Adar Poonawalla cho hay: “Chúng tôi có 200 triệu liều dự trữ. Chúng tôi đã ngừng sản xuất vào tháng 12. Tôi thậm chí đã đề nghị quyên góp miễn phí cho bất kỳ ai muốn lấy vaccine". 
Ông Adar Poonawalla chia sẻ tại một diễn đàn kinh tế do Times Network tổ chức rằng: "Tôi không biết phải làm gì với sản phẩm. Vì vậy, tôi phải báo ngừng sản xuất. Nếu không, tất cả sẽ hết hạn". 
Cơ quan quản lý thuốc của Ấn Độ cho phép Covishield được sử dụng trong tối đa 9 tháng sau ngày sản xuất.
Việc ngừng sản xuất chỉ áp dụng cho Covishield, một phát ngôn viên của Viện Huyết thanh Ấn Độ xác nhận. Ngoài Covishield, công ty cũng sản xuất vaccine Covovax theo giấy phép của tập đoàn dược Novavax của Mỹ.
Kể từ giữa năm ngoái, sản lượng vaccine COVID-19 toàn cầu đã vượt quá nhu cầu với lượng dư thừa tiếp tục tăng lên, Liên đoàn các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế thông tin với AFP hồi tháng 4. 
Tuy nhiên, hàng tỉ người trên thế giới vẫn chưa được tiêm chủng, hầu hết trong số họ ở các quốc gia đang phát triển.
Tới nay, Ấn Độ, quốc gia có số người bị nhiễm COVID-19 nhiều thứ ba trên thế giới, đã tiêm hơn 1,87 tỉ liều vaccine cho những người từ 12 tuổi trở lên.
Các ca COVID-19 mới hàng ngày ở Ấn Độ đã giảm xuống khoảng 1.000 vào đầu tháng 4 nhưng tăng lên trong những ngày gần đây khiến thủ đô New Delhi khôi phục lại lệnh đeo khẩu trang bắt buộc. 
Theo Hải Anh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?