Nguồn gốc tượng Phật cổ xem như báu vật tại chùa Phù Dung ở Hà Tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại chùa Phù Dung ở TP. Hà Tiên có thờ một pho tượng Phật quý với nguồn gốc hết sức ly kỳ.

Dù còn nhiều tranh luận liên quan đến nguồn gốc, vị trí, nhưng tất cả đều thừa nhận Phù Dung là ngôi chùa theo Phật giáo Bắc tông lâu đời và nổi tiếng ở Hà Tiên. Hầu hết du khách đến Hà Tiên, sau khi tham quan di tích họ Mạc với hệ thống đền thờ, sắc phong, lăng mộ... đều dành thời gian viếng chùa Phù Dung cách đó không xa.

 

Chùa Phù Dung ở TP. Hà Tiên. Ảnh: Lục Tùng
Chùa Phù Dung ở TP. Hà Tiên. Ảnh: Lục Tùng



Tọa lạc dưới chân núi Bình San (phường Bình San, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) nổi tiếng là nơi an nghỉ của gia tộc họ Mạc có công khai mở vùng đất Hà Tiên... chùa Phù Dung còn được nhiều người biết đến với nhiều lý do khác nhau.

 

Khu vực Đại hùng bảo điện của chùa Phù Dung. Ảnh: Lục Tùng
Khu vực Đại hùng bảo điện của chùa Phù Dung. Ảnh: Lục Tùng


Bên cạnh vị thế đẹp, không gian rộng,... người tín ngưỡng thì xem đây là nơi linh thiêng với những câu chuyện xưa đầy nước mắt của mối tình ngang trái. Trong khi đó, người hiếu kỳ thì quan tâm bởi những cuộc tranh luận liên quan đến danh xưng Phù Dung, Phù Anh, Phù Cừ và Bà Dì Tự...  

 

Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được bày trí tại Đại hùng bảo điện. Ảnh: Lục Tùng
Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được bày trí tại Đại hùng bảo điện. Ảnh: Lục Tùng


Trong lần viếng chùa Phù Dung gần đây, khi vào Đại hùng bảo điện thắp hương, chúng tôi phát hiện ngay bàn thờ Phật có pho tượng rất đặc biệt.  Không chỉ bày trí ở trang trọng ở vị trí đắc địa, pho tượng còn được nhà chùa gắn biển ghi chú rất trang trọng.

Bản ghi chú viết: “Đây là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được Tổng trấn Mạc Thiên Tích (1718 - 1780) thỉnh về thờ phụng tại đây vào năm 1758”. Đặc biệt hơn, ghi chú này còn nói rõ xuất xứ hết sức ly kỳ của pho tượng: “Tượng được các nghệ nhân Trung Quốc đúc bằng đồng thau”.
 

 Pho tượng Phật cổ bằng đồng thau hơn 260 năm do đích thân người khai phá vùng đất Hà Tiên thỉnh về thờ phụng. Ảnh: Lục Tùng
Pho tượng Phật cổ bằng đồng thau hơn 260 năm do đích thân người khai phá vùng đất Hà Tiên thỉnh về thờ phụng. Ảnh: Lục Tùng


Theo nội dung này, thì đây đúng là báu vật. Bởi ngoài yếu tố thời gian, hơn 260 năm, đây còn là tượng do chính Tổng binh Đại đô đốc và cũng là người khởi xướng ra Tao đàn Chiêu Anh Các (1736 - 1771) để lại cho đời những giá trị to lớn, trực tiếp thỉnh về thờ phụng.

https://laodong.vn/van-hoa/nguon-goc-tuong-phat-co-xem-nhu-bau-vat-tai-chua-phu-dung-o-ha-tien-971642.ldo

Theo Lục Tùng (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.