Người thương binh "gánh" sử quê hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không quản thân thể mang nhiều thương tật chiến tranh, ông dấn thân và theo đuổi đến tận cùng để tạo ra sức sống mới cho nhiều sự thật lịch sử còn lẩn khuất dưới lớp bụi thời gian...

Ông Nguyễn Đắc Hiền nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp luôn nở nụ cười khi được báo chí tìm đến trao đổi các vấn đề sử địa phương. Ảnh: L.T
Ông Nguyễn Đắc Hiền nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp luôn nở nụ cười khi được báo chí tìm đến trao đổi các vấn đề sử địa phương. Ảnh: L.T



Hết lòng với sử quê hương

Nằm bên kia bờ kênh của phường Hòa Thuận (TP.Cao Lãnh - Đồng Tháp), nhưng tổ ấm của ông Nguyễn Đắc Hiền, tên thường gọi là Mười Long, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp, đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho cánh báo chí quan tâm đến sử đất Đồng Tháp.

Còn nhớ trước ngày kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tôi điện thoại hỏi thăm ông về người chèo ghe đưa Bác Tôn đi công tác các tỉnh miền Tây vào những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, ông dành cả buổi sáng để trò chuyện... Và cũng như những lần trước đó, ông như đưa tôi vào thế giới của sử. Rồi như chợt nhớ ra điều quan trọng, ông vào tủ sách lấy ra quyển Đất và người Đồng Tháp để khoe chuyện làm tượng đồng cho người Anh hùng LLVT duy nhất của tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ chống Pháp. Đó là trung tá Võ Văn Mừng, sinh năm 1930, làng Tân Thuận Tây  (TP.Cao Lãnh), được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT năm 1956.

Sưởi ấm tiền nhân

Là thương binh 1/4, gửi lại chiến trường chống Mỹ một phần chân cùng nhiều thương tật khác, việc đi lại khó khăn. Ấy vậy mà hễ có thông tin về mộ tiền nhân xuống cấp, hoang lạnh... là ông lặn lội tìm đến tận nơi. Không chỉ ghi nhận thực tế, ông còn dành nhiều tâm, sức cho việc “giải cứu”, đưa nhiều ngôi mộ đến cơ ngơi mới, khang trang, xứng đáng với tầm vóc lịch sử... Mà mộ Tiền hiền Nguyễn Tú - người có công khai khẩn vùng đất TP.Cao Lãnh ngày nay là điển hình.

Sau hơn 10 năm kiên trì, cuối cùng ông đã thuyết phục được lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp dành vị trí đất đẹp tại phường Mỹ Phú (TP.Cao Lãnh), đối diện Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp để xây dựng cơ ngơi xứng đáng với tầm vóc người khai mở vùng đất và phát huy giá trị giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Trước đó, với tinh thần làm việc đầy trách nhiệm này, ông cũng đã “giải cứu” mộ cụ Phan Văn Cử (1881-1917) nhà ái quốc, người có công lớn trong phong trào Đông Du từ chỗ “mắc kẹt” giữa chợ Cao Lãnh về an vị trong khuôn viên di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (TP.Cao Lãnh), người bạn lúc sinh thời của ông Cử. Rồi ông cũng đưa mộ ông Phòng Biểu (1830-1914) cận tướng của Thiên Hộ Dương (chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tây vùng Đồng Tháp Mười) bị thời gian tàn phá ở Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh) vào an vị trong khu vực Đình Bình Hàng Trung xứng đáng với công lao đã cống hiến cho quê hương, đất nước...

Đặt nền móng cho mai sau

Không chỉ dấn thân và tự nguyện gánh vác đến cuối đời, ông còn thận trọng đặt nền móng “lịch sử quê hương” cho thế hệ mai sau... Mà trong đó, có nhiều việc ông như người tiên phong trong phạm vi cả nước. Năm 1986, khi giữ vai trò lãnh đạo Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Đồng Tháp, ông đã táo bạo hình thành bộ phận nghiên cứu lịch sử dân tộc. Sự xé rào này không chỉ tạo nền cho nên những cây bút có tên tuổi trên diễn đàn khoa học lịch sử sau này như: Nguyễn Hữu Hiếu, Lê Kim Hoàng, Ngô Bé... mà còn là nền tảng để hoàn thành tác phẩm công phu đầu tiên tại Đồng Tháp về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Người (1990): Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Trong vai trò Chủ tịch Hội khoa học lịch sử tỉnh Đồng Tháp trong 2 nhiệm kỳ (2000 - 2010), ông đã hình thành và cho ra đời nhiều ấn phẩm giá trị như: Tạp chí Đồng Tháp xưa và nay; Đất và người Đồng Tháp; Đồng Tháp nhân vật chí... Bản thân ông cũng cho ra đời hàng chục tác phẩm riêng, như: Bẻ gãy một ý đồ... Đặc biệt là tác phẩm: “Sóng dậy đồng nước” viết về chiến công Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung (tháng 9.1959) không chỉ thể hiện tấm lòng của người viết với quê hương mà qua đó còn gióng lên tiếng nói cho các nhà hữu trách “vẽ lại” bản đồ Đồng khởi của Nam Bộ thành đồng Tổ quốc.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp Phan Văn Thắng nhận xét về ông: Cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, đã gửi lại chiến trường một phần thân thể, rồi đảm nhận nhiều trọng trách quan trọng của Đảng bộ, nay đã nghỉ hưu nhưng đồng chí tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm làm việc, nghiên cứu, biên soạn, viết bài, góp ý… với nhiều tác phẩm có giá trị.



https://laodong.vn/xa-hoi/nguoi-thuong-binh-ganh-su-que-huong-1088036.ldo

Theo LỤC TÙNG (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.