'Người rừng' vẫn chưa có cô gái nào'ưng cái bụng'sau 6 năm về làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh Hồ Văn Lang, 47 tuổi, người từng sống 40 năm trong rừng sâu, giờ vẫn bám rừng tìm cái ăn hằng ngày. Sau 6 năm về làng, 'người rừng' vẫn cô đơn bởi chỉ những ông già mới chịu ngồi nghe anh lí nhí trong miệng.

“Người rừng” Hồ Văn Lang mang gùi đi hái rau củ rừng trên rẫy - Ảnh: Trác Rin
“Người rừng” Hồ Văn Lang mang gùi đi hái rau củ rừng trên rẫy - Ảnh: Trác Rin



Năm 2013, dư luận cả nước xôn xao khi hay tin có hai cha con sống như thời cổ đại giữa vùng cao xã Trà Xinh, H.Tây Trà, Quảng Ngãi. Việc ở quá lâu trong rừng khiến họ rất khó hòa nhập khi về với cộng đồng. Bằng chứng là anh Hồ Văn Lang vẫn chỉ lí nhí không rõ lời khi nói chuyện và vẫn... cô đơn, chưa có cô gái bản nào “ưng cái bụng” với anh chàng siêng năng, chịu khó này.

Một ngày của “người rừng”

Sáng sớm vùng cao những ngày đầu năm sương lạnh giăng khắp núi đồi. Khi tiếng con gà rừng cất tiếng gáy cũng là lúc anh Lang lọ mọ dậy và xuống bếp chuẩn bị bữa cơm sáng. Hôm nay ngoài mớ su hào mới hái ngoài vườn, anh còn bẫy được mấy con chuột trên rẫy chiều qua. “Anh Lang siêng lắm. Mặc trời mưa nắng hay lạnh buốt, tờ mờ sáng anh đã mang gùi lên rẫy tìm thức ăn cho cả gia đình”, anh Hồ Văn Tri, 45 tuổi, em trai “người rừng” kể.

Cơm nước xong xuôi, anh Lang bỏ nắm cơm trắng và chai nước chè vào gùi rồi cứ thế lên đường. Vượt hết con dốc này tới con dốc khác, bươn rừng lội suối khá vất vả nhưng ớn nhất khi gặp vắt rừng. Đi chừng chục mét có cỡ... chục con vắt ngoe ngoẩy hút máu khắp bàn chân, ai nấy đều tứa máu. Nhác thấy buồng cau đã sum suê trái, anh Lang chặt ngay một cây lồ ô rồi gắn thêm lưỡi liềm hái xuống.

Sau một tiếng lội bộ, cuối cùng tôi cũng tới “đại bản doanh” của anh Lang. Việc theo “người rừng” đi... rừng quả là điều không dễ dàng bởi đôi chân anh Lang cứ thoăn thoắt. Vào căn chòi nghỉ dăm ba phút, anh Lang bắt đầu hành trình đi tìm cái ăn.

Cúi gập người xuống thăm chiếc bẫy, anh Lang nhoẻn miệng cười thiệt tươi khi một chú chuột rừng dính bẫy. Chui rúc tiếp một hồi, anh đào thêm cỡ 5 kg khoai mì, xong loay hoay cắt rau lan về cho heo ăn. Anh Lang lò dò giữa núi đồi chừng nửa tiếng là vào chòi cất “chiến lợi phẩm”, xong lại tức tốc “săn” rau củ rừng.

Chiều tà, chúng tôi lật đật trở về trước khi mặt trời khuất sau ngọn núi. Vừa tới nơi, anh Lang đặt gùi xuống bếp rồi tất tả cho heo ăn. Anh chỉ dám nuôi con heo con gà chứ tuyệt nhiên không dám bén mảng tới gần trâu, bò. “Ảnh nói con trâu con bò nhìn... sợ quá. Thế nên ảnh chỉ dám cho heo gà ăn, trâu bò giao mình đi chăn hằng ngày”, anh Tri nói.


 

Chỉ trong vòng vài giờ lọ mọ trên rẫy, anh Lang đã hái được rất nhiều rau củ rừng - Ảnh: Trác Rin
Chỉ trong vòng vài giờ lọ mọ trên rẫy, anh Lang đã hái được rất nhiều rau củ rừng - Ảnh: Trác Rin
Anh Lang “thu hoạch” được chừng 5 kg khoai mì trước khi ra về - Ảnh: Trác Rin
Anh Lang “thu hoạch” được chừng 5 kg khoai mì trước khi ra về - Ảnh: Trác Rin



Khi “người rừng”... cô đơn
 

Nhớ “người rừng” cha

Lúc trước, anh Hồ Văn Lang luôn có “người rừng” cha Hồ Văn Thanh đồng hành, nay ông đã mất hơn một năm về trước. Căn nhà cấp 4 được các mạnh thường quân xây tặng giờ trở nên trống vắng. Mỗi khi trời mưa đêm, anh Lang hay ngồi ngẩn ngơ bên bếp lửa hồng và rầu rầu nhớ thương cha. “Hồi cha mất ảnh không nói không rằng suốt nhiều ngày liền. Ảnh cũng ít lên nhà coi ti vi mà hay quây quần cùng mình mãi duới bếp thôi”, anh Tri nhớ lại.

Đã sáu năm trôi qua, nhiều người trong bản cũng mong mỏi có ai đó chịu “rước” anh Lang. Sống được nửa đời người mà cứ... cô đơn, chui rúc hoài trong rừng kể cũng buồn cho anh. “Chắc khó có ai chịu quen ảnh. Tuy anh Lang chịu thương chịu khó nhưng sống quá lâu trong rừng khiến anh không được lanh lẹ. Hơn nữa tuổi anh Lang cũng lớn nên chưa có cô gái bản nào để ý”, em trai “người rừng” cho hay.

Anh Hồ Văn Tri nói đến giờ anh Lang vẫn nhớ rừng da diết. Có hôm anh cõng theo vài ký gạo rồi cứ thế ra rẫy ở suốt nhiều ngày liền.

Trong căn chòi đơn sơ nằm chỏng chơ giữa lưng chừng đồi, xung quanh có vài bụi rau do chính tay anh Lang trồng cũng đủ “hành trang” cho anh đi biệt. “Sống ở rẫy anh Lang làm được đủ thứ chuyện. Ngày anh đi thăm bẫy thú, xong vác rựa đi đốn củi tới tận tối về bán cho thương lái”, anh Tri kể về anh trai.

Tối tối, anh Lang thường quẩn quanh trong bản tìm người tâm sự. Hầu hết chỉ những ông già mới chịu ngồi nghe anh lí nhí trong miệng. Nước chè xanh và trầu cau, đó là những thứ không thể thiếu trong các cuộc trà dư tửu hậu.

Mấy ngày tết vừa qua, anh Lang cũng đi chơi xuân như bao người. Anh lên hết nhà người này lại tới nhà người kia, xong quá giang đám thanh niên trong bản qua nhà bà con chơi.

“Anh Lang về đây cũng biết... nhậu từ lâu rồi. Mà ảnh uống vừa phải không say xỉn quậy phá mọi người bao giờ”, anh Tri yên tâm khi nhắc về nạn “sâu rượu” ở các bản làng vùng cao.


 

Anh Lang leo cây để hái lá trầu - Ảnh: Trác Rin
Anh Lang leo cây để hái lá trầu - Ảnh: Trác Rin
 “Chiến lợi phẩm” có được sau khi lùng sục khắp rẫy, dự định tối nay gia đình anh sẽ có bữa cơm ngon - Ảnh: Trác Rin
“Chiến lợi phẩm” có được sau khi lùng sục khắp rẫy, dự định tối nay gia đình anh sẽ có bữa cơm ngon - Ảnh: Trác Rin




Nói về dự định tương lai, anh Tri cho hay cả gia đình vẫn sẽ sống yên bình như 6 năm qua. Anh Lang chịu trách nhiệm làm rẫy. Vợ anh Tri cày cấy đám lúa nước và anh Tri coi ngó đàn bò 4 con.

“Ở đây người Kinh biết tính anh Lang chịu khó nên hay kêu ảnh làm lặt vặt rồi trả tiền công. Mùa mây ảnh đi chặt mây, mùa lồ ô đi chặt lồ ô... Sống giữa núi rừng không đói được đâu”, anh Tri nói chắc nịch.

Tôi ra về khi mùa xuân vẫn còn đâu đó giữa núi rừng Quảng Ngãi, bụng thầm nghĩ: “Cuộc sống đơn giản không ốm đau bệnh tật và được hít thở bầu không khí trong lành, quả không phải điều ai cũng mong muốn là đây sao?”.


 

 Về tới nhà, anh Lang tất tả cho heo ăn - Ảnh: Trác Rin
Về tới nhà, anh Lang tất tả cho heo ăn - Ảnh: Trác Rin
Anh Lang nấu ăn cho bữa tối, ăn xong thì rửa luôn chén bát - Ảnh: Trác Rin
Anh Lang nấu ăn cho bữa tối, ăn xong thì rửa luôn chén bát - Ảnh: Trác Rin

Học hỏi rất nhanh

Bình thường anh Hồ Văn Lang rất ít nói chuyện nhưng anh học hỏi việc kiếm ra đồng tiền rất nhanh. Thấy người ta lên rẫy đốn củi về bán anh cũng “bắt chước” đốn về bán. Tới mùa mây, thấy trai làng lên chặt anh cũng lót tót đi theo. Tới mùa lồ ô cũng y chang vậy. “Ổng không biết tiền bạc gì hết trơn, cân đo đong đếm lại càng không. Có lần tự dưng ổng vác bó mây đặt chình ình ngay trước cửa quán rồi... bỏ về, sau đó kêu đứa em trai xuống cân và lấy tiền giùm”, một thương lái gần nhà “người rừng” kể vui.



Trác Rin (thanhnien)
 

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…