Người phi công lão luyện và hành trình 50 năm gắn bó với bầu trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người phi công lão luyện ngót 50 năm gắn bó với bầu trời đã không giấu được sự xúc động trên chuyến bay cuối cùng trong nghiệp cầm lái trước khi về nghỉ hưu.

 

Cơ trưởng Nguyễn Đình Đăng của Đoàn bay 919 thuộc Vietnam Airlines đã có 50 năm cất cánh trên bầu trời. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Cơ trưởng Nguyễn Đình Đăng của Đoàn bay 919 thuộc Vietnam Airlines đã có 50 năm cất cánh trên bầu trời. (Ảnh: CTV/Vietnam+)


Bước ra khỏi buồng lái của chiếc máy bay B787, cơ trưởng Nguyễn Đình Đăng của Đoàn bay 919 (Vietnam Airlines) nhận được những tràng vỗ tay và bó hoa tươi thắm của đồng nghiệp trao tặng. Đó cũng là những giây phút cuối cùng trong nghề khi ông đến tuổi về nghỉ hưu.

Cho đến ngày hôm nay, khi kết thúc nhiệm vụ cuối cùng của nghề phi công, cơ trưởng Đăng thấy tự hào vì đã được dành trọn vẹn tâm huyết với nghề mà mình yêu và gắn bó như máu thịt. Được nắm những bàn tay ấm áp, nồng nhiệt của các đồng chí, đồng nghiệp, người thân của mình chào đón sau chuyến bay cuối cùng, ông vô cùng xúc động và đây sẽ là kỷ niệm, cảm xúc sẽ không bao giờ quên.

Dành nửa đời người gắn bó với nghề bay

Nghỉ hưu cách đây 5 năm, nhưng sức khỏe và khả năng của cơ trưởng Nguyễn Đình Đăng vẫn đáp ứng đầy đủ những quy định khắt khe, tiêu chí đặc biệt đối với nghề lái máy bay sau tuổi 60. Đặc biệt là trong con người ông, tình yêu với bầu trời, máy bay và mong muốn được gắn bó cùng các anh em đồng chí, đồng nghiệp phi công trong đơn vị luôn tràn đầy nên ông đã sẵn sàng đăng ký tiếp tục làm công việc mà mình yêu thích.

Nhớ về những ngày đầu tiên đến với nghề, cơ trưởng Đăng bồi hồi kể, vào năm 1972, khi thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn khẩn trương, nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam trở nên cấp bách, nhiều thế hệ học sinh, sinh viên miền Bắc “xếp bút nghiên ra trận.”

Khi đó, vị cơ trưởng này mới là cậu học sinh trường Huyện Thạch Thất (tỉnh Hà Tây), vừa tròn 16 tuổi và được Quân chủng về tận Trờng cấp 3 tuyển chọn để học lái máy bay. Cứ như vậy, ông lên đường nhập ngũ với tâm thế của tuổi mới lớn và tinh thần chung vì đại cuộc của cả đất nước không một chút bận lòng trước sự lo lắng, thậm chí bàn lùi của cha mẹ vì tuổi đời còn quá non trẻ.

Nhập ngũ vào đơn vị Trường dự bị bay Không quân năm 16 tuổi, được tiếp tục bổ túc văn hóa và cử đi học lái máy bay tại Trường Hàng không Liên xô cũ. Sau 3 năm huấn luyện bay, ông về nước tiếp tục học chuyển loại và biên chế vào đội bay AH-26, Trung đoàn Không quân 918 cho đến khi chuyển nghành sang Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam.

Ông đã có những năm tháng thiêng liêng, ghi dấu ấn vẻ vang, không thể nào quên khi ông cùng đồng đội phi công AH-26, E918 tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đặc biệt là nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam và biển đảo, khu vực đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.

“18 năm trong quân ngũ đã cho tôi một ‘di sản’ dày dặn về lý trí kiên cường, tính tuân thủ kỷ luật cao, tinh thần đồng đội, khắc phục khó khăn, tích cực học tập và rèn luyện nâng cao trí và lực,” cơ trưởng Đăng nhấn mạnh.

Khi cuộc chiến chấm dứt, bình yên quay trở lại các vùng biên của Tổ quốc, ông chuyển ngành, phục vụ hàng không dân dụng từ năm 1990. Sau hơn 30 năm gắn bó với Vietnam Airlines, từng là một giáo viên kiểm tra bay kỳ cựu, ông luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, có rất nhiều cống hiến trong công tác huấn luyện, đào tạo phi công của Đoàn bay 919 và Tổng công ty.

“Ngay cả sau khi theo yêu cầu nhiệm vụ mới, chuyển ngành phục vụ cho Hãng hàng không Quốc gia, với giờ bay tích lũy gần 30.000 giờ, trên gần chục loại máy bay, từ công nghệ Hàng không Liên Xô cũ cho đến những dòng máy bay hiện đại bậc nhất thế giới B-787, tôi luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, xứng đáng với truyền thống bộ đội lái máy bay của Quân chủng Phòng không không quân,” ông Đăng nói.

Chuyến bay cuối với những cung bậc cảm xúc

Ở lần thực hiện nhiệm vụ bay cuối cùng trước khi nghỉ hưu, phụ tá của ông là Cơ phó Vũ Quốc Trung, người phi công giờ đây là đồng nghiệp và cũng chính là học trò của ông từ nhiều năm trước.

Trên chuyến bay ngắn ấy, cơ phó Trung đã được thầy chia sẻ nhiều về những kỷ niệm đẹp trong nghề bay và dặn dò những điều quý giá về cuộc sống về nghề nghiệp trước khi chia xa khoang lái.

Với cơ phó Trung, chia tay bầu trời ở tuổi 65 như người thầy của anh có lẽ là điều đáng mơ ước của bất kỳ một phi công nào. Anh cảm thấy may mắn khi được thầy dạy dỗ và kèm cặp ngay từ những ngày đầu cho đến ngày kết thúc sự nghiệp trên đường băng.

 

 Cơ trưởng Nguyễn Đình Đăng và con trai, phi công Nguyễn Đình Quốc Hoàn, Cơ phó A350 (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Cơ trưởng Nguyễn Đình Đăng và con trai, phi công Nguyễn Đình Quốc Hoàn, Cơ phó A350 (Ảnh: CTV/Vietnam+)


Trong niềm vui, hạnh phúc và nhiều cảm xúc đan xen khi mãn nguyện từ biệt bầu trời với danh nghĩa là một phi công, cơ trưởng Nguyễn Đình Đăng không dấu được sự xúc động và bồi hồi khi nhắc tới gia đình. Ông chia sẻ, trong gia đình có một cậu con trai theo nghề phi công của bố và đơn vị đã tạo điều kiện để hai bố con cùng trên chuyến bay đặc biệt chia tay với nghề bay của ông.

Có vợ cùng công tác trong ngành hàng không, ông thành thật khi nói rằng, để 2 bố con có thể theo nghề bay, cả cuộc đời bà đã chịu rất nhiều hy sinh, thiệt thòi khi phải cáng đáng việc nhà cũng như việc gia đình hai bên ông bà nội ngoại vì làm vợ phi công đường dài, hầu như thường xuyên vắng mặt ở nhà như ông.

Một khoảng lặng trong câu chuyện của ông, đó là sự tiếc nuối khi không có mặt người bạn đời, người chắp cánh cho bố con ông bay cao, bay xa như ngày hôm nay vì người vợ yêu quý đã đột ngột qua đời do bạo bệnh từ vài năm trước, khi ấy, ông đang thực hiện nhiệm vụ bay bên Đức…

Không muốn nhắc lại một kỷ niệm buồn, một góc khuất thiệt thòi, hy sinh thầm lặng của nghề bay đường dài, xuyên lục địa mà không phải ai cũng thấu hiểu, ông vẫn luôn nhớ tới vợ mình trong những thành công và hạnh phúc của nghề. Bởi những tận tụy yêu thương, nhẫn nại dõi theo, ân cần chăm sóc sau từng chặng bay của bà vẫn luôn luôn là sự vô giá đối với ông và các con cho đến tận ngày hôm nay.

Cơ trưởng Đặng Ngọc Cơ, Đội trưởng Đội bay B-787 phía Nam đã dành những lời trân trọng, tri ân để nói về người đồng nghiệp “lão làng”: “Cơ trưởng Nguyễn Đình Đăng là một hình ảnh thực sự nổi bật, điển hình của một phi công Quân sự khi chuyển ngành sang vị trí mới là phi công của Hãng hàng không Quốc gia. Ông là phi công lão luyện, từng trải và nhiều kinh nghiệm bay; không chỉ có chuyên môn vững vàng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao mà ông luôn nêu cao tinh thần yêu nghề, truyền lửa cho thế hệ sau...”.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.