Người Mạ làm du lịch trên cao nguyên - mũi tên trúng hai đích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những năm gần đây, bà con dân tộc Mạ ở xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa đã biết khai thác nét đặc sắc văn hóa của dân tộc mình để làm du lịch. Đây được xem là mũi tên trúng hai đích khi bà con vừa có thêm thu nhập và đặc biệt là bảo tồn được nét văn hóa bản địa không bị mai một theo thời gian. 

Bà con người dân tộc Mạ tổ chức lễ cúng bến nước ở xã Đắk Nia. Ảnh: Mỹ Hằng
Bà con người dân tộc Mạ tổ chức lễ cúng bến nước ở xã Đắk Nia. Ảnh: Mỹ Hằng
Chất xúc tác để bảo tồn văn hóa
Xã Đắk Nia là địa phương sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như thác Liêng Nung, thác Cột Đá... Bao quanh các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ này còn có các bon làng của người dân tộc Mạ. Họ có những phong tục, tập quán, nếp sống sinh hoạt thuần chất bản địa kết hợp với đức tính thân thiện và mến khách để khai thác du lịch.
Kể về thuần phong mỹ tục của bà con, chị H’Bình cho biết: “Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống và nó gắn liền với văn hóa tập quán của người Mạ chúng tôi. Nó không đơn thuần chỉ là chiếc áo, chiếc khăn dùng để mặc, để choàng hàng ngày mà bên trong còn chứa đựng nét đẹp văn hóa, thể hiện đặc trưng của đời sống con người nơi đây".
Theo chị H'Bình, trước đây, khi dịch COVID-19 chưa xuất hiện, có rất nhiều đoàn khách du lịch đến tham quan thác Liêng Nung và ghé chân lại để xem chúng tôi dệt thổ cẩm. Có khách còn mua túi, khăn về làm quà nữa nên các chị em trong bon làng có thu nhập, đồng ra đồng vào.
Không riêng gì nghề dệt thổ cẩm, nhiều gia đình khác ở xã Đắk Nia còn sản xuất để các mặt hàng như rượu cần, cà phê... Hiện nay, ở xã Đắk Nia đã thành lập các đội chiêng, đội múa xoang và các tổ hợp tác dệt thổ cẩm, sản xuất rượu cần tạo thành chuỗi các hoạt động trải nghiệm, trình diễn khi khách có nhu cầu.
Nghệ nhân K’Tiêng cho biết: “Trước đây, có nhiều đoàn khách du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... liên hệ để có thể trải nghiệm văn hóa lễ hội truyền thống của người dân tộc Mạ chúng tôi. Mỗi lần tham gia như thế thì các nghệ nhân, người tham gia đều được trả thù lao theo chương trình và yêu cầu của du khách. Số lượng tiền tổ chức lễ hội, tham quan dệt thổ cẩm tùy thuộc vào quy mô, mức độ mà các đoàn khách yêu cầu”.

Các du khách đến thăm quan các nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Mạ ở xã Đắk Nia (thành phố Gia Nghĩa). Ảnh: Mỹ Hằng
Các du khách đến thăm quan các nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Mạ ở xã Đắk Nia (thành phố Gia Nghĩa). Ảnh: Mỹ Hằng
Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng
Những năm qua, thành phố Gia Nghĩa đã bắt tay vào xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở địa phương. Điển hình nhất là vào năm 2019, xã Đắk Nia lúc này đã tiến hành thí điểm làng nghề và văn hóa cộng đồng. Hoạt động này đã giúp bà con đồng bào dân tộc Mạ nơi đây hăng hái hơn trong việc bảo tồn nét đặc sắc của văn hóa bản địa. 
Mỗi khi có khách đến tham quan, đồng bào thường sử dụng nhà văn hóa cộng đồng để đón khách. Còn du khách khi đến đây thì ngay lập tức cùng bà con buôn làng được trải nghiệm các hoạt động lao động sản xuất, tìm hiểu văn hóa truyền thống, giao lưu biểu diễn văn hóa, văn nghệ và tham gia các trò chơi dân gian.
Qua đánh giá của các cơ quan chức năng, mặc dù cuộc sống của bà con bon làng dân tộc Mạ ngày càng văn minh, hội nhập tuy nhiên, bà con vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của mình. Đây chính là tiền đề để địa phương phát triển du lịch bền vững.
Ông Trần Đình Tuấn - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Đắk Nia - cho biết, từ lâu địa phương đã từng bước thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã.
“Xã Đắk Nia mong muốn các cấp, các ngành tiếp tục, quan tâm đầu tư, nâng cấp làng nghề truyền thống xã Đắk Nia, hạ tầng giao thông giữa các bon, làng, cải tạo nhà văn hoá cộng đồng… để địa phương có thêm điều kiện phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững và lâu dài. Qua đó, đem lại lợi ích kinh tế, tạo nguồn sinh kế đối với nhiều người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng” - ông Tuấn cho hay.
PHAN TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.